z

Vệ tinh Mới của EDF-Harvard Sẽ Giám Sát Phát Thải Mê-tan Từ Sản Xuất Dầu Khí trên Toàn Cầu

MethaneSATlà một dự án hợp tác giữa Quỹ Bảo vệ Môi trường (Environmental Defense Fund), Đại học Harvard và các bên khác, hướng đến mục tiêu chống biến đổi khí hậu thông qua việc cải thiện giám sát phát thải khí nhà kính.

Một vệ tinh hứa hẹn sẽ đóng vai trò then chốt trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu bằng cách theo dõi phát thải mê-tan đã được phóng vào quỹ đạo Trái Đất. Vệ tinh được tên lửa SpaceX mang lên từ căn cứ Lực lượng Không gian Vandenberg ở miền nam California vào thứ Hai.

Cách đó 3.000 dặm, Steven Wofsy, giáo sư khoa học khí quyển và môi trường tại Đại học Harvard, người giám sát quá trình phát triển của vệ tinh kể từ khi dự án bắt đầu vào năm 2015, đã mô tả khoảnh khắc phóng “giống như đứng trên bờ vực thẳm”.

“Suốt quãng thời gian qua, chúng tôi đã cống hiến rất nhiều thời gian và sức lực để chuẩn bị thực hiện điều gì đó”, Wofsy nói tại một buổi tiệc ra mắt ởHarvard, nơi khoảng 100 sinh viên và giảng viên tụ tập tại tiền sảnh của khu phức hợp Khoa học và Kỹ thuật mới hoàn thành của trường ở Allston vào thứ Sáu. “Ngay khi chàng tí hon đó bay vào vũ trụ, đó chính là lúc bắt đầu công việc thực sự.”

“Chàng tí hon” được nhắc đến chính là MethaneSAT, một vệ tinh nặng 800 pound, có nhiệm vụ giám sát phát thải mê-tantừ các mỏ dầu và khí trên toàn thế giới và cung cấp thông tin công khai gần như theo thời gian thực.

Dự án trị giá 88 triệu USD, được các nhà phát triển gọi là vệ tinh phát hiện mê-tan tiên tiến nhất thế giới, được Quỹ Bảo vệ Môi trường (Environmental Defense Fund) tài trợ và là vệ tinh đầu tiên thuộc sở hữu của một tổ chức phi lợi nhuận về môi trường. Vệ tinh sẽ bay quanh Trái Đất 95 phút một lần, ở độ cao 326 dặm so với bề mặt Trái Đất. Sử dụng cảm biến hồng ngoại với độ phân giải cao, vệ tinh sẽ quét một khu vực rộng khoảng 125 dặm để phát hiện nồng độ mê-tantăng cao và trong một số trường hợp, có thể đo được lượng mê-tan thải ra từ các giếng riêng lẻ.

Để thiết kế và chế tạo vệ tinh, tổ chức đã hợp tác với Đại học Harvard, công ty hàng không vũ trụ Anh BAE Systems, Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard và Smithsonian – đơn vị đi đầu trong việc phát triển các trạm quan sát vũ trụ – cùng một số bên khác.

Sau khi vào quỹ đạo, hoạt động của vệ tinh sẽ được Cơ quan Vũ trụ New Zealand giám sát, đơn vị này cũng đã cung cấp thêm kinh phí cho dự án. Google, một đối tác khác của dự án, sẽ hỗ trợ việc công khai dữ liệu.

Mê-tan là khí gây hiệu ứng nhà kính quan trọng thứ hai sau khí CO2, gây nên khoảng 30% hiện tượng nóng lên hiện tại. Trong ngành dầu khí, khí mê-tan bị rò rỉ, hoặc trong một số trường hợp, được cố tình xả thải ra ngoài tại mọi khâu trong chuỗi cung ứng, từ giếng khoan đến trạm nén và đường ống.

Kiểm soát phát thải mê-tan được cho là cách hiệu quả nhất để làm chậm tốc độ biến đổi khí hậu trong ngắn hạn do mê-tan là khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh, có mức độ gây nóng lên gấp 80 lần CO2 và tồn tại trong khí quyển Trái Đất trong thời gian tương đối ngắn.

“Chúng ta có thể giảm đáng kể tốc độ gia tăng nhiệt độ trong vài thập kỷ tới bằng cách tích cực giải quyết vấn đề mê-tan”, Steven Hamburg, nhà khoa học trưởng của Quỹ Bảo vệ Môi trường (EDF) cho biết.

Ngành dầu khí là nguồn phát thải khí mê-tan liên quan đến hoạt động của con người lớn thứ hai, chỉ sau nông nghiệp. EDF sẽ tập trung nỗ lực vào việc giảm phát thải từ dầu khí vì chỉ có một số lượng tương đối nhỏ các nhà phát thải lớn và các phương pháp hiệu quả, chi phí thấp và đã được kiểm chứng để giảm phátthải. Mê-tan, thành phần chính của khí tự nhiên, còn là một nguồn tài nguyên có giá trị. Việcgiảm thiểu rò rỉ và xả thải mê-tantừ giếng khoan và các cơ sở hạ tầng khác sẽ giúp tận dụng được nguồn tài nguyên nàytốt hơn.

Cơ quan Vũ trụ New Zealand sẽ sử dụng MethaneSAT để quét khí thải từ nông nghiệp, lĩnh vực chiếm gần một nửa lượng khí thải nhà kính của đất nước này,tại một số khu vực nhất định.. Tuy nhiên, khả năng định lượng phát thải từ từng con gia súc và cừu trên diện rộng của vệ tinh này còn hạn chế, và các phương pháp giảm phátthải từ chăn nuôi cũng tương tự.

Vào đầu những năm 2010, EDF đã tiến hành hơn 12 nghiên cứu sử dụng thiết bị giám sát trên máy bay và cảm biến trên mặt đất để đánh giá phátthải mê-tan trên toàn ngành dầu khí Hoa Kỳ. Nghiên cứu kết luận rằng lượng phát thải khí mê-tan thực tế cao hơn nhiều so với ước tính chính thức mà các công ty dầu khí báo cáo cho Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA).

EPA cho biết họ sẽ ban hành các quy định mới vào ngày 8 tháng 3, yêu cầu ngành dầu khí phải giảm gần 80% lượng phát thải khí mê-tan.

MethaneSAT sẽ sử dụng thiết bị cảm biến mê-tantương tự như EDF trong các nghiên cứu trên máy bay trước đây, nhưng có khả năng giám sát các khu vực rộng lớn hơn trong thời gian ngắn hơn. Theo ước tính, thông qua việc sử dụng vệ tinh mới, EDF có thể quan sát lượng phátthải từ hơn 80% sản lượng dầu khí trên toàn thế giới.

Việc phóng vệ tinh diễn ra trong bối cảnh Liên minh Châu Âu, nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất thế giới, đang hoàn thiện các yêu cầu nhằm hạn chế phát thải khí mê-tan liên quan đến nhập khẩu dầu khí.

“Chúng tôi có thể cung cấp thông tin cho phép mọi người xác định rõ hồ sơ khí thải của các nhà cung cấp khí đốt khác nhau trên toàn thế giới”, Mark Brownstein, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách chuyển đổi năng lượng của EDF, cho biết. “Chúng tôi cho rằng điều này sẽ rất giúp ích cho cácnhà tiêu thụ khí đốt lớn trong việc lựa chọn địa điểm kinh doanh.”

“Vệ tinh sẽ cung cấp cho chúng tôi thông tin chất lượng hơn về lượng phátthải và rò rỉ của Hoa Kỳ, đồng thời mở ra cánh cửa cho các hoạt động ở các quốc gia mà chúng tôi không thể nghiên cứu, chẳng hạn như Nga”, Rob Jackson, giáo sư khoa học hệ thống Trái Đất tại Đại học Stanford, người không tham gia vào dự án, cho biết.

Tuy nhiên, Jackson cũng bày tỏ lo ngại rằng việc có thông tin chất lượng hơn về phát thải mê-tan không nhất thiết dẫn đến việc giảm ô nhiễm khí hậu.

“Chúng ta đã ghi nhận lượng phát thải lớn từ các mỏ dầu khí ở Mỹ trong nhiều thập kỷ nay, nhưng lượng phátthải vẫn tiếp tục gia tăng”, ông nói.

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) vẫn chưa quyết định liệu có cho phép sử dụng dữ liệu thu thập từ MethaneSAT để thực thi các quy định về phát thải mê-tansắp được ban hành.

Dịch từ bài: https://insideclimatenews.org/news/04032024/new-edf-harvard-satellite-will-monitor-methane-emissions-worldwide/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

showroom