z

Tuyển dụng Chuyên gia xây dựng bộ dữ liệu, công cụ tài chính và các mô hình kinh doanh phù hợp để thúc đẩy điện mặt trời phân tán tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng, đồng thời là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tác động của biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, xu hướng chuyển dịch năng lượng đang được thúc đẩy ở Việt Nam không chỉ nhằm đảm bảo an ninh năng lượng trong nước, mà còn góp phần cắt giảm biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường. Có thể thấy, việc thúc đẩy chính sách và ứng dụng năng lượng mặt trời cho các khối dân dụng, hành chính công, khách hàng tiêu thụ nhiều điện đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch này. Chính vì vậy, GREEN IN nhận thấy việc xây dựng bộ dữ liệu, công cụ tài chính, các mô hình kinh doanh phù hợp để thúc đẩy ứng dụng điện mặt trời là nền tảng vững chắc để có được tầm nhìn dài hơi hơn cho quá trình chuyển dịch năng lượng bền vững.

Theo đó, GREEN IN cần tuyển 01 chuyên gia xây dựng dữ liệu, công cụ tài chính và các mô hình kinh doanh thúc đẩy điện mặt trời phân tán tại Việt Nam nhằm hướng tới cắt giảm khí thải ở mức cao nhất có thể từ ngành năng lượng. Công việc của chuyên gia như miêu tả sau đây:

  1. Yêu cầu công việc
    • Nội dung công việc

– Xây dựng công cụ phân tích tài chính đánh giá tính khả thi của ĐMTMN cho khối khách hàng tiêu dùng nhiều điện bao gồm nhóm thương mại và công nghiệp (C&I), tòa nhà cơ sở công và hộ gia đình: dựa trên bộ công cụ tính toán tài chính cho khu vực hộ gia đình đã được xây dựng, chuyên gia sẽ phát triển bộ công cụ cho khu vực C&I và tòa nhà công, xem xét tới các yếu tố giá bán lẻ điện cho khu vực này theo thời điểm sử dụng (giờ cao – thấp điểm và ngày nghỉ) và công cụ cần tính đến khả năng phát của hệ thống điện mặt trời cho từng thời điểm để tính toán được lượng điện tự dùng và phần đưa lên lưới. Các yếu tố này sẽ quyết định tính khả thi về tài chính để đầu tư ĐMT cho tự dùng hoặc phát lên lưới, nên cần xem xét dựa trên một số khuyến nghị chính sách mới cập nhật của Bộ Công thương để xây dựng công cụ phù hợp. Chuyên gia sẽ tư vấn trong việc xác định quy mô nào tối ưu hóa lợi ích cho loại hình tòa nhà công. Công cụ này sẽ được sử dụng để truyền thông và vận động các ngân hàng và các bên liên quan.

– Tính toán tiềm năng ĐMTMN trên các khối khách hàng C&I, tòa nhà cơ sở công: Cần xác định quy mô để ước tính tiềm năng cho khu vực cụ thể. Chuyên gia sẽ tư vấn về tiềm năng trên toàn quốc và phân tích các chính sách để tháo gỡ.

– Hỗ trợ và tư vấn GREEN IN triển khai các công việc trong hợp tác với GEI: Tư vấn concept Note, cùng trao đổi thường xuyên với GEI để cập nhật thông tin; Phân tích và đánh giá các dữ liệu của GEI; Hỗ trợ và hoàn thiện công cụ tính toán của GEI

Ghi chú: Thúc đẩy ứng dụng ĐMTMN khối cơ sở công tại tỉnh Quảng Trị và Đồng Tháp: chuyên gia tư vấn tham gia cùng GREENN IN thảo luận với địa phương để khơi thông chính sách, rà soát khuôn khổ chính sách pháp lý quy định quản lý tài sản công, tìm điểm nghẽn, căn cứ và đề xuất giải pháp phù hợp. Cùng với nhóm tư vấn GEI xác định tiềm năng kỹ thuật của một số loại hình như mái của khối quản lý: UBND, sở; bệnh viện; trường học và xây dựng mô hình phù hợp; tính toán các con số phù hợp nếu lắp đặt; sau đó pilot thì khảo sát một số loại hình rồi tính toán chi tiết thành các case study vẽ mái và thu thập thông tin khác liên quan đế hành vi và yếu tố sử dụng điện của tòa nhà để tính toán tài chính, từ đó đưa ra các mô hình phù hợp. Công việc này bao gồm: Thiết kế bộ câu hỏi Khảo sát và đánh giá tiềm năng ở Đồng Tháp và Quảng Trị; Xây dựng và mô phỏng trên GIS và Thiết kế các mô hình kinh doanh; xây dựng KNCS để huy động tài chính từ ngân hàng, quỹ đầu tư

Kế hoạch hoạt động

STT

Hoạt động

Đầu ra dự kiến

Thời gian dự kiến hoàn thành

Số ngày làm việc

 

I

Các công việc thúc đẩy ĐMTMN

 

 

 

 

1

Xây dựng mô hình kinh doanh khả thi của ĐMTMN cho khối khách hàng tiêu dùng nhiều điện bao gồm nhóm thương mại và công nghiệp (C&I), tòa nhà cơ sở công và hộ gia đình

03 mô hình kinh doanh khả thi ứng dụng ĐMTMN cho khối hộ gia đình, cơ sở công và C&I để truyền thông và vận động các ngân hàng và các bên liên quan

T9-T10/2021

15

 

2

Xác định tiềm năng kỹ thuật về ĐMTMN cho cơ sở công và C&I

Báo cáo review về Tiềm năng kỹ thuật cho ĐMTMN cơ sở công và C&I (có thể thể hiện trên GIS)

T9/2021

3

 

3

Tham gia cùng GEI để thực hiện hiện nghiên cứu tiềm năng về ĐMTMN cho Đồng Tháp và Quảng Trị cùng GEI
– Thiết kế bộ câu hỏi Khảo sát và đánh giá tiềm năng ĐMTMN cho mô hình của GEI ở Đồng Tháp và Quảng Trị
– Hỗ trợ và tư vấn GREEN IN và GEI triển khai dự án
– Xây dựng và mô phỏng trên GIS (cùng với GEI)

Tham gia hội thảo định hướng với các tỉnh
02 tỉnh là Đồng Tháp và Quảng Trị được khảo sát và đánh giá tiềm năng cho cơ sở công
Dữ liệu về ảnh vệ tinh, thông số kĩ thuật cho công cụ tính toán được đánh giá và chọn lọc

T5-T12/2021

10

 

4

Tư vấn hỗ trợ triển khai mô hình trong quá trình thực hiện

 Hỗ trợ tư vấn về mô hình thí điểm khi triển khai

T11/2021-T2/2022

3

 

5

Xác định rào cản và khoảng trống trong việc ứng dụng ĐMTMN cho các cơ sở công để đề xuất giải pháp gỡ bỏ phù hợp

01 báo cáo rà soát và đề xuất giải pháp phù hợp

T10-T11/2021

5

 

II

Các công việc xây dựng Mô hình APV

 

 

 

 

4

Cập nhật báo cáo tiềm năng, các bên liên quan và lộ trình phát triển mô hình APV ở cấp quốc gia và ĐBSCL

01 báo cáo cập nhật tiềm năng APV và phân tích các bên liên quan để thúc đẩy mô hình trên cả nước và khu vực ĐBSCL nói riêng đặc biệt cho mô hình nuôi tôm

T9/2021

5

 

5

Xây dựng công cụ tài chính và mô hình kinh doanh cho APV

01 bộ công cụ tài chính được xây dựng kèm các mô hình đầu tư cho các khu vực tỉnh lựa chọn (dự kiến Trà Vinh và Bến Tre, Nghệ An): mô hình cho thuê đất, tự đầu tư hoặc nhiều bên đầu tư để phân tích lợi ích và chi phí. Kết quả sẽ được sử dụng để vận động các ngân hàng tham gia đầu tư hoặc cho vay lãi suất ưu đãi trong phần huy động tài chính

T10/2021

7.5

 

6

Hỗ trợ hoàn thiện bảng hỏi đánh giá tiềm năng APV để khảo sát ở các tỉnh 

01 bộ bảng hỏi và tiềm năng được xác định

T9/2021

2

 

7

Phân tích tiềm năng của APV dựa trên kết quả khảo sát tại các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Nghệ An

báo cáo phân tích khả thi áp dụng mô hình từ khảo sát

T9-T10/2021

10

 
 

8

Tư vấn hỗ trợ triển khai mô hình trong quá trình thực hiện

 

T11/2021-T2/2022

3

 

III

Nâng cao năng lực cho cán bộ GREEN IN/ GreenID

 

T10-T11/2021

6

 

9

Tập huấn công cụ GEI

 

 

1.5

 

10

Tập huấn lý thuyết cơ bản về phân tích tài chính cho các dự án đầu tư ĐMT

 

 

1.5

 

 

Tập huấn công cụ cho C&I

 

 

 

 

 

Tập huấn công cụ cho cơ sở công

 

 

1.5

 

 

Tập huấn công cụ mô hình APV

 

 

1.5

 

 

Tổng cộng ngày làm việc

 

 

71

 

 

  • Yêu cầu đối với chuyên gia

– Có trình độ từ thạc sĩ hoặc tương đương trở lên liên quan đến công việc;

– Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc liên quan đến lĩnh vực năng lượng tái tạo;

– Am hiểu về các chính sách của Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo;

– Ưu tiên có kinh nghiệm triển khai nghiên cứu về điện mặt trời mái nhà + APV (điện mặt trời kết hợp sản xuất) và phát triển các công cụ tài chính, mô hình kinh doanh cho các giải pháp này;

– Có khả năng nghiên cứu tài liệu bằng tiếng Việt, tiếng Anh để có thể xây dựng được chính sách dưới 2 ngôn ngữ này;

– Có khả năng phân tích, tổng hợp thông tin; phản biện, chủ động trong công việc;

– Có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm;

– Tuân thủ theo kế hoạch đặt ra đã được thống nhất giữa hai bên.

  1. Kết quả mong đợi
  • Điện mặt trời mái nhà:

+ 03 mô hình kinh doanh khả thi ứng dụng ĐMTMN cho khối hộ gia đình, cơ sở công và C&I để truyền thông và vận động các ngân hàng và các bên liên quan;

+ Báo cáo review về Tiềm năng kỹ thuật cho ĐMTMN cơ sở công và C&I;

+ Tham gia hội thảo định hướng với các tỉnh; 02 tỉnh là Đồng Tháp và Quảng Trị được khảo sát và đánh giá tiềm năng cho cơ sở công Dữ liệu về ảnh vệ tinh, thông số kĩ thuật cho công cụ tính toán được đánh giá và chọn lọc;

+ Hỗ trợ tư vấn về mô hình thí điểm khi triển khai;

+ 01 báo cáo rà soát và đề xuất giải pháp phù hợp.

  • Mô hình APV:

+ 01 báo cáo cập nhật tiềm năng APV và phân tích các bên liên quan để thúc đẩy mô hình trên cả nước và khu vực ĐBSCL nói riêng đặc biệt cho mô hình nuôi tôm;

+ 01 bộ công cụ tài chính được xây dựng kèm các mô hình đầu tư cho các khu vực tỉnh lựa chọn (dự kiến Trà Vinh và Bến Tre, Nghệ An): mô hình cho thuê đất, tự đầu tư hoặc nhiều bên đầu tư để phân tích lợi ích và chi phí. Kết quả sẽ được sử dụng để vận động các ngân hàng tham gia đầu tư hoặc cho vay lãi suất ưu đãi trong phần huy động tài chính;

+ 01 bộ bảng hỏi và tiềm năng được xác định;

+ Báo cáo phân tích khả thi áp dụng mô hình từ khảo sát.

  • 05 khóa tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ GREEN IN/ GreenID:

+ Công cụ GEI;

+ Lý thuyết cơ bản về phân tích tài chính cho các dự án đầu tư điện mặt trời;

+ Công cụ cho C&I;

+ Công cụ cho cơ sở công;

+ Công cụ mô hình APV.

  1. Thời gian thực hiện và kinh phí
  • Thời gian thực hiện từ 01/05/2021 – 28/02/2022.
  • Kinh phí thực hiện được xác định dựa trên trình độ, kinh nghiệm của chuyên gia và theo thỏa thuận phù hợp với quy định của dự án và pháp luật Việt Nam.
  1. Thông tin liên hệ

Mọi ứng viên quan tâm, vui lòng gửi hồ sơ ứng tuyển về địa chỉ:

Trần Thị Thùy Linh – Công ty Cổ phần Sáng tạo Xanh Việt Nam (GREEN IN) Email: [email protected]

Số điện thoại: 0364843560

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

showroom