z

Tổng hợp các cam kết tài chính từ COP 28

Tại COP28, hội nghị thường niên về khí hậu của Liên hợp Quốc (LHQ) tại Dubai, các quốc gia đã nâng cao cam kết khí hậu và ký kết một thỏa thuận tự nguyện để “chuyển dịch khỏi nhiên liệu hóa thạch trong các hệ thống năng lượng một cách công bằng, trật tự và hợp lý.” 

Nhưng cách để tài trợ cho cuộc chuyển dịch năng lượng cũng như xác định người chi trả vẫn còn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi.  

Một khoản tài chính khí hậu hơn 85 tỷ đô la đã được cam kết tại hội nghị, theo các nhà tổ chức tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). UAE đã đạt được một thỏa thuận khỏi đầu trong ngày đầu tiên với cam kết trị giá 700 triệu Đô la  cho Quỹ tổn thất và thiệt hại, cung cấp hỗ trợ tài chính cho các quốc gia dễ bị tổn thương và đang phải đối mặt với những tổn thất kinh tế lớn do tác động của những thảm họa khí hậu. Tuy nhiên, nhiều quan chức cho rằng con số này vẫn còn quá thấp so với mức cần đạt được. 

 “Tài chính là một công cụ thúc đẩy tuyệt vời cho các hành động khí hậu”, Tổng thư ký về Biến đổi Khí Hậu của LHQ Simon Stiell chia sẻ. “Quỹ tổn thất và thiệt hại là một thành công, nhưng chúng ta sẽ tự lừa dối bản thân nếu nghĩ rằng công việc như vậy đã xong tại kỳ COP lần này; chúng ta cần nhiều hơn. Chúng ta cần tăng cường sự minh bạch và thực hiện lời hứa tài trợ cho các hành động khí hậu trên toàn thế giới.” 

Bình luận của ông Stiell cũng nhất quán với những phát hiện về một khoảng trống tài chính khí hậu giữa những cam kết hiện nay và mức cần đạt được cho một cuộc chuyển dịch công bằng. Theo một nghiên cứu của LHQ, các quốc gia sẽ cần phải chi tổng cộng 300 tỷ Đô la  vào năm 2030 và 500 tỷ Đô la  vào năm 2050 để thích ứng với biến đổi khí hậu. LHQ cũng ước tính rằng các quốc gia phát triển sẽ cần lượng tài chính nhiều hơn gấp 10 đến 18 lần mức được phân bổ hiện nay cho việc thích ứng. 

Một loạt các lãnh đạo tại COP28 đã chỉ ra sự cần thiết của việc đẩy nhanh tài chính khí hậu và bù đắp cho khoản còn thiếu hụt, bởi chuyển dịch năng lượng sẽ ngày càng trở nên đắt đỏ khi các quốc gia trì hoãn việc đầu tư. Tuy nhiên, cũng đã có một vài tiến triển trong năm vừa qua. 

Theo OECD, lần đầu tiên trong năm 2022, các quốc gia phát triển có thể đã đạt được cam kết cấp 100 tỷ đô la cho các quốc gia đang phát triển vào năm 2009. Lời hứa chưa được thực hiện này đã làm suy giảm thiện chí giữa các quốc gia tại các kỳ COP trước đó và được đưa ra làm ví dụ về khoảng trống giữa tham vọng và hành động. 

 “This has probably been the most progress we’ve seen in the last 12 months on finance,” Barbados Prime Minister Mia Mottley told reporters in Dubai. “But we’re not where we need to be yet.” 

“Đây có lẽ là bước tiến triển lớn nhất về mặt tài chính trong 12 tháng vừa qua,” Thủ tướng Barbados Mia Mottley chia sẻ với các phóng viên tại Dubai. “Nhưng chúng ta vẫn còn cách xa tiến độ cần đạt được.” 

Quỹ tổn thất và thiệt hại: 792 triệu đô la  

Tính đến ngày 10 tháng 12, các quốc gia đã cam kết cùng nhau góp tổng cộng 792 triệu đô la để hỗ trợ các quốc gia dễ bị tổn thương phục hồi từ những thảm họa khí hậu. Theo Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Quốc gia Mỹ, Pháp, Ý, Đức và UAE là những nước đóng góp nhiều nhất, với mức cam kết ít nhất 100 triệu đô la từ mỗi nước, trong khi Mỹ đóng góp 17,5 triệu đô la. 

Quỹ được thành lập vào năm 2022 để giải quyết sự bất bình đẳng cơ bản giữa các quốc gia; mặc dù các nước nghèo thuộc nhóm phát thải khí nhà kính thấp nhất trên thế giới và chịu ít trách nhiệm hơn, họ lại đặc biệt dễ bị tổn thương do những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, như mức nước biển dâng, sóng nhiệt, hạn hán, cháy rừng và các sự kiện thời tiết cực đoan khác. 

Các tổ chức ước tính rằng chi phí hàng năm cho thiệt hại do biến đổi khí hậu trên toàn cầu dao động từ 100 tỷ đến 580 tỷ đô la, với một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng mức thiệt hại do biến đổi khí hậu lên tới hơn 400 tỷ đô la mỗi năm. Con số này đồng nghĩa với việc các cam kết hỗ trợ chi phí tổn thất và thiệt hại chỉ chiếm 0,002% mức thiệt hại hàng năm do các thảm họa khí hậu.  

Trong bài phát biểu bế mạc, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres lưu ý rằng các cam kết tài trợ mới đại diện cho “những viên gạch đặt nền móng cho tiến triển … mặc dù các cam kết tài chính còn rất hạn chế.” 

Tài chính thích ứng: 61 tỷ đô la  

Nguồn tài trợ bổ sung đã được mở khóa để giúp khởi động các dự án khí hậu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng toàn cầu và hỗ trợ các quốc gia thích ứng với biển đổi khí hậu. 

Vào ngày 1 tháng 12, UAE đã thông báo về quỹ ALTÉRRA trị giá 30 tỷ đô la, “với mục tiêu định hình thị trường tư nhân hướng tới các khoản đầu tư khí hậu và tập trung vào việc chuyển đổi các thị trường và nền kinh tế mới nổi.” Quỹ đặt mục tiêu thu hút 250 tỷ đô la đầu tư vào năm 2030 để mang tài chính tư nhân đến khu vực ‘Nam bán cầu’. 

Hàng triệu đô la cũng đã được bảo đảm cho các quỹ hỗ trợ thích ứng với biển đổi khí hậu, giúp cho các quốc gia thực hiện kế hoạch chuyển dịch của mình.  

Các ngân hàng phát triển đa phương đã cam kết 31,6 tỷ đô la cho các quỹ khí hậu. Trong số đó, Ngân hàng Thế giới đã nâng mục tiêu tài trợ cho các dự án khí hậu lên 45% tổng mức tài trợ chung vào năm 2025, từ mức 35% trước đó. Mức tăng khoảng 9 tỷ đô la hàng năm đi kèm với các điều khoản mở rộng cho phép các quốc gia đang phục hồi từ những thảm họa khí hậu tạm dừng thanh toán nợ, một cải cách được bà Mottley, thủ tướng Barbados ủng hộ. 

Đồng thời, UAE cũng đã cam kết cấp 200 triệu đô la cho Quyền Rút vốn Đặc biệt (SDR) của Quỹ tín thác Khả năng phục hồi và Bền vững thuộc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). 

Không chỉ vậy, 134 triệu đô la đã được cấp trong các cam kết mới cho Quỹ Thích ứng, trong khi Quỹ Các Quốc gia Kém phát triển nhất được cam kết bổ sung 129.3 triệu và Quỹ Biến đổi Khí hậu nhận 31 triệu đô la. 

Quỹ Khí hậu Xanh: 12.8 tỷ đô la 

Quỹ quốc tế lớn nhất dành cho hành động khí hậu ở các quốc gia đang phát triển đạt được mức tài trợ cao nhất tính đến thời điểm hiện tại.  

Tổng cộng, 31 quốc gia đã cam kết 12,8 tỷ đô la cho lần bổ sung thứ hai của Quỹ Khí hậu Xanh. Lần huy động vốn cho quỹ vào 2014 và lần bổ sung đầu tiên vào 2019 đã tạo ra khoảng 10 tỷ đô la.  

Hoa Kỳ là nước có đóng góp lớn nhất cho Quỹ Khí hậu Xanh, tuân thủ theo cam kết ban đầu của nước này là 3 tỷ USD, trong khi ba nước đóng góp lớn nhất tiếp theo – Anh, Đức và Pháp – cam kết trung bình khoảng 2 tỷ USD. 

Trong bốn năm tiếp theo, Quỹ Khí hậu Xanh sẽ sử dụng nguồn vốn này để thực hiện các dự án giảm nhẹ và thích ứng với khí hậu, từ quản lý rủi ro lũ lụt đến tăng khả năng tiếp cận nguồn năng lượng tái tạo. 

Lương thực, nước, sức khỏe và các sáng kiến hỗ trợ khác: 8.75 tỷ đô la 

Các nguồn tài chính cũng được đổ vào các vấn đề khí hậu liên quan tới đời sống và sinh kế. 

UAE đưa ra hứa hẹn hỗ trợ 150 triệu đô la cho các giải pháp khan hiếm nước và trong khuôn khổ trao đổi cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh, các quốc gia thừa nhận tầm quan trọng của các vấn đề về nước trở nên trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu, từ khan hiếm nước, vệ sinh cho đến khả năng phục hồi sau các thiên tai liên quan đến nước. 

Theo thông tin từ UAE, thêm 2,9 tỷ đô la cũng được cam kết cho các sáng kiến y tế, bao gồm 58 triệu đô la được phân bổ bởi Quỹ Bill và Melinda Gates, 7 triệu đô la từ Ngân hàng Phát triển Châu Á và 100 triệu đô la từ Quỹ Rockefeller, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết. 

Khả năng phát triển lương thực bền vững cũng được ưu tiên, với các quốc gia và tổ chức dành 3,1 tỷ đô la để giảm khí thải trong nông nghiệp, giảm nạn phá rừng và giảm thiểu mất mùa do khí hậu. Các bên tham gia ca ngợi sự tập chung ngày càng tăng về vấn đề này tại hội nghị thượng đỉnh, mặc dù họ cũng có nhận xét rằng, giống như các cam kết tài chính khác liên quan đến khí hậu, tiến độ để xử lý vấn đề sẽ phụ thuộc vào những cam kết được hiện thực hóa ra sao. 

Các chính phủ và các tổ chức khác cũng huy động được 2,6 tỷ đô la cho các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, bao gồm 186,6 triệu đô la nguồn tài trợ mới cho rừng, rừng ngập mặn và đại dương. 

Stephen Cornelius, phó giám đốc năng lượng và khí hậu toàn cầu tại Quỹ Động vật hoang dã Thế giới (WWF), cho biết trong một tuyên bố: “Nhiều cam kết mà chúng tôi đã nghe tại COP28, mặc dù được hoan nghênh, nhưng nguồn lực này vẫn là rất nhỏ so với những gì chúng ta cần. Nguồn tài trợ bây giờ sẽ cần phải tăng lên theo mức độ lớn hơn nữa để có thể thích hợp giúp đỡ cho những nhóm người bị ảnh hưởng”.

*Nguồn: Yahoo Finance 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

showroom