z

6 điều cơ bản nhất về CBAM cần phải biết

Công thức 5W + 1H (what – cái gì, why – tại sao, when – khi nào, where – ở đâu, who – ai, how – như thế nào) là những câu hỏi rất cơ bản khi cần tìm hiểu bất cứ vấn đề, lĩnh vực mới nào. Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon (CBAM) do Liên minh châu Âu EU ban hành đang là một trong những lĩnh vực được quan tâm nhất hiện nay bởi nó ảnh hưởng tới sản xuất và xuất khẩu – 2 trụ cột quan trọng của nền kinh tế. Hãy cùng GREEN IN áp dụng công thức 5W + 1H trong tìm hiểu và phân tích về CBAM để nắm được các nội dung cơ bản của cơ chế này nhé!

  1. (What) CBAM là gì? 

Cơ chế điều chỉnh biên giới cacbon – “The Carbon Border Adjustment Mechanism” (gọi tắt là CBAM) là một công cụ chính sách môi trường do Liên minh Châu Âu thiết kế và thực thi, nằm trong Chương trình nghị sự “Fit for 55” nhằm giúp EU giảm 55% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 (so với năm 1990) và xa hơn là đạt được mục tiêu mục tiêu trung hòa khí hậu (Climate neutral) vào năm 2050.

2. (Why) Vì sao CBAM lại được ban hành? 

CBAM được thiết kế xuất phát từ 03 nguyên nhân chính, đó là: 

  • Mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu, mục tiêu phát thải ròng bằng “0” của EU 

EU có vai trò tiên phong trong việc ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH). Từ rất sớm, trong giai đoạn những năm cuối thế kỷ trước tới đầu những năm 2000, EU đã xây dựng và ban hành những chính sách nhằm ứng phó với BĐKH.  

Trong quá trình thực thi, tuy đã đạt được một số kết quả nhưng EU xét thấy cần có mục tiêu khí hậu tham vọng hơn và hành động quyết liệt hơn. Do vậy, họ đã rà soát và ban hành Fit for 55, trong đó CBAM là một phần của chương trình nghị sự. 

  • Tình trạng rò rỉ cacbon (carbon leakage) 

Từ 2004, EU ban hành và xây dựng hệ thống giao dịch khí thải (EU ETS). Những doanh nghiệp có dây chuyền sản xuất hàng hóa đặt tại EU gây phát thải lớn ban đầu sẽ được cấp hạn ngạch phát thải nhất định. Một khi họ phát thải vượt quá hạn ngạch được cấp thì họ phải trả tiền cho lượng phát thải vượt quá này. Việc này làm tăng thêm chi phí cho những doanh nghiệp tại EU. Do vậy, nhiều doanh nghiệp sản xuất gây phát thải nhiều đã chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi EU, tới các quốc gia có chính sách môi trường lỏng lẻo hơn, không có giá cacbon hoặc giá cacbon thấp hơn so với EU.

  • Sự mất cân bằng trong cạnh tranh giữa hàng hóa sản xuất trong EU và ngoài EU 

Khi so sánh về chi phí sản xuất, hàng hóa sản xuất tại EU phải chịu chi phí phát thải cacbon từ cơ chế của EU ETS, trong khi hàng hóa sản xuất từ bên ngoài nhập khẩu vào không phải chịu chi phí này. Dẫn tới việc hàng hóa sản xuất tại EU bị bất lợi hơn về giá thành so với hàng hóa từ bên ngoài nhập khẩu vào. 

Do đó, mục tiêu của CBAM là hướng tới việc giảm phát thải thực chất và toàn diện, ngăn chặn sự rò rỉ các-bon do các ngành công nghiệp của EU dịch chuyển dây chuyền sản xuất sang các quốc gia có chính sách khí hậu thiếu chặt chẽ bên ngoài EU để tránh sự điều chỉnh của Hệ thống thương mại khí thải (EU ETS). Đồng thời, Nghị viện EU kỳ vọng CBAM sẽ tạo ra môi trường kinh doanh công bằng và tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa nội địa EU, vốn đang bị cạnh tranh gay gắt từ hàng hóa tới từ Châu Á và Châu Mỹ. 

3. (How) CBAM vận hành thể như thế nào? 

Trước khi có CBAM: 

Sau khi có CBAM: 

4. (Where) Các loại hàng hóa được sản xuất ở đâu sẽ chịu sự điều chỉnh của CBAM? 

Liên minh Châu Âu khẳng định, CBAM không hướng tới đối tượng là các quốc gia mà đối tượng là hàng hóa có lượng phát thải được nhập khẩu vào EU và có khả năng rò rỉ cacbon cao. Cụ thể là: 

Ban đầu sẽ có 06 loại hàng hóa (như trên) được cho là có có lượng phát thải lớn khi sản xuất và có nguy cơ rò rỉ cacbon cao sẽ nằm trong danh sách chịu sự điều chỉnh của CBAM (được liệt kê tại Annex II tại Implementing Regulation Document) 

Lượng phát thải của hàng hóa chịu sự điều chỉnh của CBAM bao gồm: 

  • Phát thải trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình sản xuất hàng hóa thuộc CBAM 
  • Nếu hàng hóa đó là hàng hóa phức tạp được tạo ra từ nhiều nguyên liệu đầu vào thì lượng phát thải trong quá trình sản xuất ra nguyên liệu đầu vào đó cũng được bổ sung vào. 

Hình bên dưới biểu thị đường biên dùng để xác định lượng phát thải của hàng hóa thuộc CBAM. 


5. (When) Lộ trình thực thi CBAM ra sao? 

  • Giai đoạn chuyển tiếp: Từ 01/10/2023 tới 31/12/2025 

Ở giai đoạn này, các doanh nghiệp nhập hàng hóa vào EU có phải báo cáo thông tin dữ liệu hàng hóa và mức phát thải trong hàng hóa đó theo hàng quý, tuy nhiên chưa phải trả bất kỳ khoản tiền nào. Cơ quan có thẩm quyền sẽ có án phạt cho doanh nghiệp nào không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thời hạn việc báo cáo. Ở giai đoạn này, Ủy ban EU sẽ dựa vào kết quả từ quá trình phân tích dữ liệu để gia tăng thêm danh mục hàng hóa chịu sự điều chỉnh của CBAM. 

  • Giai đoạn áp dụng toàn bộ: Bắt đầu từ 01/01/2026 trở đi 
  • Từ 2026 tới 2033: Bên cạnh nghĩa vụ phải báo cáo lượng phát thải trong hàng hóa nhập khẩu hàng quý, các doanh nghiệp nhập khẩu của EU sẽ phải mua tín chỉ cacbon để bù đắp cho lượng phát thải trong hàng hóa tương xứng. Ở giai đoạn này, danh mục hàng hóa chịu sự điều chỉnh của CBAM có thể đã được tăng thêm về số lượng. Và lượng hạn ngạch được phân bổ miễn phí theo cơ chế của EU ETS cũng dần dần được loại bỏ. 
  • Từ 2034 trở đi: 100% hàng hóa có phát thải sẽ phải được bù đắp bởi tín chỉ cacbon và không còn hàng hóa nào được hạn ngạch miễn phí theo EU ETS. 

 

6. (Who) Các bên liên quan trong việc thực thi CBAM (tại giai đoạn chuyển tiếp từ 2023-2026) là những ai? Họ có vai trò, trách nhiệm gì?

 

  1. The importer (reporting declarant) – đơn vị nhập khẩu hàng hóa của các cơ sở sản xuất bên ngoài EU 
  2. Với mỗi đơn hàng nhập khẩu, đơn vị nhập khẩu có trách nhiệm khai báo hải quan với cơ quan hải quan (tại EU) có thẩm quyền như thông thường 
  3. Cơ quan hải quan (tại EU) sẽ thông báo cho Ủy ban Châu Âu (EC) về các thông tin hải quan. Những thông tin này sẽ được dùng để đối chiều với thông tin lượng phát thải do đơn vị nhập khẩu khai báo ở bước (5) 
  4. Trong mỗi đơn hàng (thuộc phạm vi điều chỉnh của CBAM), đơn vị nhập khẩu yêu cầu đơn vị xuất khẩu (cơ sở sản xuất hoặc thương nhân trung gian) cung cấp dữ liệu về lượng phát thải của hàng hóa. EU khuyến khích đơn vị nhập khẩu dùng biểu mẫu do EU ban hành để đảm bảo sự đồng bộ và dễ dàng tra cứu. Dữ liệu khai báo của đơn vị xuất khẩu có thể được xác minh bởi bên thứ 3 để tăng thêm độ tin cậy. 
  5. Đơn vị nhập khẩu sẽ nộp báo cáo về phát thải trong hàng hóa họ đã nhập khẩu theo từng quý cho Ủy ban Châu Âu 
  6. Ủy ban Châu Âu sẽ trao đổi thông tin với cơ quan có thẩm quyền tại các quốc gia thành viên về dữ liệu hải quan, dữ liệu phát thải đã được các bên khai báo. Ủy ban Châu Âu có trách nhiệm phát hiện các sai phạm trong việc khai báo và thông báo với đơn vị nhập khẩu có sai phạm để khắc phục, đồng thời cũng xem xét đưa ra các chế tài xử phạt phù hợp trong tương lai. 

Như vậy, doanh nghiệp Việt Nam hàng hóa chịu sự điều chỉnh của CBAM sẽ phải thực hiện bước (4) – cung cấp dữ liệu về lượng phát thải trong hàng hóa do họ sản xuất cho doanh nghiệp bạn hàng của họ tại EU. Điều này đồng nghĩa với việc họ phải thực hiện kiểm khí nhà kính trong quy trình sản xuất của họ để dữ liệu lập báo cáo. 

One thought on “6 điều cơ bản nhất về CBAM cần phải biết

  1. Karent says:

    Fantastic perspective! The points you made are thought-provoking. For more information, I found this resource useful: FIND OUT MORE. What do others think about this?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *