z

Xúc tiến cơ hội hợp tác ứng dụng công nghệ hydrogen sinh học trong ngành công nghiệp (Phần 2)

Tiếp tục chuyến công tác nhằm thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế về giải pháp chuyển đổi xanh cho khối doanh nghiệp tại Đài Loan, sáng ngày 13/12/2023, đoàn công tác GREEN IN đã thăm và làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Công Nghiệp Quốc tế (ITRI). ITRI ​​là viện nghiên cứu công nghệ ứng dụng hàng đầu của Đài Loan và khu vực được thành lập năm 1973. Nhóm chuyên gia của ITRI đã chia sẻ công nghệ thu giữ các bon bằng chất hấp phụ và hiện đang được triển khai thí điểm tại Công ty Điện lực Đài Loan. Đây là một trong những đơn vị phát thải lớn của Đài Loan, việc áp dụng công nghệ thu giữ lượng CO2 góp phần giảm thiểu tác động tới môi trường và khí hậu. Bên cạnh đó, nhóm chuyên gia của ITRI cũng phát triển công nghệ sản xuất methanol, metan và nhựa PU từ CO2 đã thu giữ được bằng cách sử dụng các một số chất xúc tác khác nhau. Đây là giải pháp tiềm năng để giảm phát thải khí nhà kính cho những ngành công nghiệp như sắt thép, lọc hóa dầu, sản xuất điện,…. Hiện nay, cả hai công nghệ đều sẵn sàng thương mại hóa, tuy nhiên giá thành sản xuất đang là vấn đề trở ngại lớn cần phải giải quyết để phát triển công nghệ.  

Vào buổi chiều cùng ngày, đoàn công tác của GREEN IN đã làm việc tại Công ty Kaori – đơn vị có hơn 30 năm kinh nghiệm sản xuất các thiết bị trao đổi nhiệt chất lượng cao và tiên tiến. Công ty cũng rất quan tâm về vấn đề bảo vệ môi trường, khí hậu và hiệu quả năng lượng. Hiện nay, Kaori đang tập trung thực hiện R&D và phân phối sản phẩm trong lĩnh vực năng lượng xanh hướng tới việc giảm phát thải cho các doanh nghiệp. Một số sản phẩm tiêu biểu do Kaori sản xuất và phân phối trên thị trường như thiết bị trao đổi nhiệt có độ an toàn và hiệu suất nhiệt cao; cung cấp hệ thống làm mát cho các trung tâm dữ liệu;….Công ty cũng đang nghiên cứu về công nghệ thu giữ các bon để tạo ra hạt các bon đen làm nguyên liệu sản xuất các vật liệu mới. Hiện tại, Công ty đang nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất hydro (Reformed Methanol Fuel cell – RMFC). Hệ thống này sử dụng phương pháp khí hóa (reforming) để sản xuất ra hydro từ nước và methanol, sau đó hydro được lọc và đưa vào pin nhiên liệu để tạo ra điện. Hệ thống đã được thí điểm tại một khu vực vùng núi ở Đài Loan. 

Bên cạnh đó, Kaori cũng đang nghiên cứu và phát triển một số công nghệ xử lý và sản xuất Hydro khác như cracking nhiệt phân các dung môi hữu cơ hỗn hợp; lọc và tái chế hydro từ các phụ phẩm hoặc khí thải từ ngành công nghiệp điện tử, hóa chất (ví dụ: tái sử dụng chất thải silicon,…). Các công nghệ này hứa hẹn sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh nhanh và dễ dàng hơn.  

Kết thúc chuyến công tác Đoàn công tác GREEN IN cùng các đối tác đã thống nhất chia sẻ thông tin và mở rộng cơ hội hợp tác trong các hoạt động tiếp theo nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam sản xuất xanh hướng tới Net Zero.  

2 thoughts on “Xúc tiến cơ hội hợp tác ứng dụng công nghệ hydrogen sinh học trong ngành công nghiệp (Phần 2)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *