z

Hàng hoá Việt Nam sẽ ảnh hưởng thế nào khi EU áp dụng CBAM từ 1/10/2023?

Từ ngày 1/10/2023, 6 loại hàng hoá thải ra nhiều carbon nhất trong quá trình sản xuất được Liên minh châu Âu (EU) xác định là sắt thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hiđro sẽ được yêu cầu tuân thủ các nghĩa vụ báo cáo về tiêu chuẩn khí thải theo “Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon” (CBAM).

Bắt đầu từ năm 2026, nếu lượng khí thải vượt quá tiêu chuẩn đặt ra, nhà sản xuất sẽ phải chịu đánh “thuế carbon” – theo mức giá carbon hiện nay tại EU nếu muốn xuất khẩu vào thị trường này. Hàng hoá Việt Nam sẽ ảnh hưởng thế nào khi EU áp dụng Cơ chế CBAM? Và đâu là việc cần làm từ cả phía cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp để đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường EU – đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam (thị trường xuất khẩu lớn thứ 3, thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam)?

Trong một số hội thảo gần đây về chuyển đổi xanh, nhiều chuyên gia cho rằng, “Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon” (CBAM ) của EU có tác động trực tiếp đến 4 ngành công nghiệp chính của Việt Nam là sắt thép, xi măng, phân bón và nhôm, đây không phải là những ngành xuất khẩu mạnh của nước ta sang EU, do đó, trong ngắn hạn, xuất khẩu tổng thể của Việt Nam sang EU sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.

Tuy nhiên, TS Nguyễn Văn Hội – Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược chính sách Công Thương, Bộ Công Thương đã dẫn chứng thực tế số liệu mặt hàng sắt thép của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU 8 tháng năm 2023 như sau: “Những mặt hàng mà chúng ta hiện nay xuất khẩu nhiều vào châu Âu, đặc biệt nhất là trong đó các mặt hàng sắt thép. Riêng 8 tháng đầu năm 2023 mặt hàng sắt thép xuất khẩu vào EU đã tăng gấp đôi, tức là hiện nay – tính đến hết 8 tháng đạt 2,31 triệu tấn, chiếm trên 30% tổng lượng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2023…”.

 
Hàng hoá Việt Nam sẽ ảnh hưởng thế nào khi EU áp dụng CBAM từ 1/10/2023? - Ảnh 1.

Sắt thép, nhôm là những hàng hóa mà Việt Nam đang xuất khẩu vào EU và sẽ phải thực thi CBAM từ 1/10/2023

Như vậy, là đã có những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam phải tuân thủ các nghĩa vụ báo cáo về tiêu chuẩn khí thải theo “Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon” (CBAM) của EU. Nếu không đảm bảo đúng các tiêu chí và tuân thủ đúng lộ trình của CBAM, các nhà sản xuất 6 loại hàng hoá kể trên muốn xuất khẩu vào EU sẽ phải mua “chứng chỉ khí thải” (hay còn gọi áp “thuế carbon”) – từ đầu năm 2026.

Đồng thời, Ủy ban châu Âu sẽ đánh giá cách thức hoạt động của CBAM và xem xét khả năng mở rộng phạm vi sang nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn.

Về lâu dài, phạm vi của CBAM có thể được mở rộng để bao gồm cả phát thải gián tiếp và các lĩnh vực khác cũng như các sản phẩm sử dụng nhiều carbon – chẳng hạn như sử dụng nhiều năng lượng cho hoạt động sản xuất – kinh doanh; và tập trung vào các lĩnh vực cụ thể như: năng lượng, khoáng sản; sản xuất và chế biến một số loại thực phẩm (đường, tinh bột, khoai tây, cà chua; sản xuất một số sản phẩm dệt may; hoá chất, xây dựng…

Ông Nguyễn Hoa Cương – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) nêu thực tế, và cho rằng: “Liên quan đến câu chuyện về EU hay liên quan đến việc thị trường may mặc ở Bangladesh là một trong những ví dụ điển hình cho thấy rằng đây là xu hướng chung của toàn bộ thế giới. Nó chỉ là vấn đề thời gian, có thể sẽ sớm một chút hay muộn một chút; có thể nhiều ngành hơn một chút hay ít ngành một chút… nhưng mà rõ ràng đây là xu hướng không thể đảo ngược được.

One thought on “Hàng hoá Việt Nam sẽ ảnh hưởng thế nào khi EU áp dụng CBAM từ 1/10/2023?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *