z

9 BƯỚC TỰ THỰC HIỆN KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH

Theo quy định của Chính phủ, các doanh nghiệp thuộc QĐ 01/2022/QĐ-TTg phải nộp báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở lần đầu tiên trước ngày 31/3/2025. Báo cáo này chỉ bao gồm kết quả kiểm kê khí nhà kính năm 2024, không yêu cầu số liệu của năm 2023.
 
Chỉ còn 2 tháng nữa là bước sang thềm năm mới 2024, các doanh nghiệp đã nắm bắt được quy trình kiểm kê khí nhà kính do Chính phủ hướng dẫn? Sau đây là 9 bước tổng quát để thực hiện quy định này.
 
Bước 1: Xác định phương pháp kiểm kê khí nhà kính
Phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực được căn cứ theo Hướng dẫn kiểm kê quốc gia khí nhà kính phiên bản năm 2006 (sau đây gọi tắt là hướng dẫn IPCC 2006) và Hướng dẫn kiểm kê quốc gia khí nhà kính năm 2019 hoàn thiện cho IPCC 2006 (sau đây gọi tắt là hướng dẫn IPCC 2019).

Phương pháp kiểm kê chi tiết cho từng tiểu lĩnh vực được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I.1 Thông tư 17/2022/BTNMT.

 
Bước 2: Lựa chọn hệ số phát thải khí nhà kính
Hệ số phát thải được sử dụng để kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực được áp dụng theo danh mục hệ số phát thải do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.
 
Bước 3: Thu thập số liệu kiểm kê khí nhà kính
Số liệu hoạt động để kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực được tham khảo từ hướng dẫn IPCC 2006, IPCC 2019.
Nguồn số liệu hoạt động được thu thập từ Tổng cục thống kê, các cơ quan có liên quan ở cả trung ương và địa phương.
Nguyên tắc, quy trình và biểu mẫu thu thập số liệu hoạt động thực hiện theo quy định tại Phụ lục I.2 Thông tư 17/2022/BTNMT.
 
Bước 4: Tính toán phát thải khí nhà kính
Việc tính toán phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực căn cứ theo các phương pháp kiểm kê khí nhà kính được quy định tại Bước 1.

Kết quả kiểm kê khí nhà kính được tính toán, tổng hợp trên cơ sở các biểu mẫu về số liệu hoạt động, hệ số phát thải, hệ số nóng lên toàn cầu cho các nguồn phát thải, hấp thụ được kiểm kê khí nhà kính của lĩnh vực chất thải.

 
Bước 5: Kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính
Quy trình kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải được căn cứ theo hướng dẫn IPCC 2006 và hướng dẫn IPCC 2019.

Các hoạt động trong quy trình bao gồm:
+ Kiểm tra sự toàn diện, chính xác và đầy đủ của số liệu
+ Kiểm tra các giả thuyết và tiêu chuẩn chọn lựa số liệu hoạt động, hệ số phát thải, và những hệ số chuyển đổi;
+ Kiểm tra lỗi nhập số liệu và tài liệu tham khảo;
+ Kiểm tra phần tổng hợp số liệu;
+ Kiểm tra tính liên tục của số liệu;

 
Bước 6: Đảm bảo chất lượng kiểm kê khí nhà kính
Quy trình đảm bảo chất lượng kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải được căn cứ theo hướng dẫn IPCC 2006, IPCC 2019.

Các hoạt động trong quy trình này được thực hiện bởi các cơ quan không tham gia vào quá trình kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.

 
Bước 7: Đánh giá độ không chắc chắn kiểm kê khí nhà kính
Đánh giá độ không chắc chắn của kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực được căn cứ theo hướng dẫn IPCC 2006, IPCC 2019.
– Xác định độ không chắc chắn của số liệu hoạt động, hệ số phát thải, kết quả tính toán trong quá trình kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
– Xây dựng bảng tổng hợp độ không chắc chắn của kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
 
Bước 8: Tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính
Việc tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực kỳ trước được thực hiện trong các trường hợp sau:
– Phát hiện ra sai sót trong kết quả tính toán lượng phát thải khí nhà kính.
– Có thay đổi về các phương pháp định lượng khí nhà kính, số liệu hoạt động và hệ số phát thải.
 
Bước 9: Xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính
Báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực được xây dựng theo Mẫu số 04, Phụ lục II Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn.

Xem thêm tại Thông tư 17/2022/BTNMT có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2023.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

showroom