21/06/2021
SANDY GWEE, CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN CHÍNH, VIỆN NGHIÊN CỨU NOMURA SINGAPORE
https://www.pv-magazine.com/2021/06/21/carbon-neutrality-and-solars-role-in-asean-nations/
Thỏa thuận Paris đã được tất cả các quốc gia ASEAN ký kết và hầu hết các thành viên đều tuyên bố về mục tiêu giảm phát thải carbon. Sự khác nhau trong khả năng sẵn sàng chuyển đổi năng lượng của các thành viên ASEAN được phản ánh trong mục tiêu đóng góp quốc gia tự xác định (NDC) nhằm giảm thiểu khí nhà kính. Một chiến thắng đối với quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo là khai thác năng lượng mặt trời từ nguồn tài nguyên dồi dào trong khu vực.
Điện mặt trời mái nhà có chi phí cạnh tranh, phục vụ nhu cầu tập trung tại các thành phố và khu công nghiệp trong ASEAN, cũng như nhu cầu ở các vùng sâu vùng xa.
Ảnh: Constant Energy
Tình hình về trung lập các-bon của ASEAN
Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhu cầu năng lượng ở Đông Nam Á sẽ tăng trưởng 60% trong hai thập kỷ tới. Ngành điện sẽ chỉ chịu trách nhiệm dưới một nửa lượng khí thải carbon dioxide của khu vực vào năm 2040, mà tỷ lệ này chiếm khoảng từ 42% vào năm 2019.
Biến đổi khí hậu là một mối quan tâm lớn đối với ASEAN vì Philippines, Myanmar và Việt Nam được xếp hạng trong top 10 nước trên thế giới về mức độ ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu. Tại nhiều quốc gia ASEAN, mực nước biển dâng cao gây ra những mối đe dọa đáng lo ngại đối với các thành phố ven biển nằm trong những vùng trũng thấp và các vùng đất nông nghiệp rộng lớn có nguy cơ lũ lụt đe dọa.
Để thúc đẩy các nỗ lực tăng trưởng xanh, ASEAN cần cam kết sớm hơn các mục tiêu phát thải ròng bằng 0 và trung hòa các-bon. Trung hòa của các-bon sẽ giảm thiểu rủi ro và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và điều này sẽ làm tăng sức hấp dẫn đối với các khoản đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và thúc đẩy sự tăng trưởng tài chính xanh.
Trong lúc cần phải thiết lập các mục tiêu và cơ chế thích hợp, con đường hướng tới trung tính carbon sẽ đòi hỏi nỗ lực của nhiều bên liên quan như chính phủ, các công ty và cả cộng đồng.
Tầm quan trọng của thị trường carbon
Việc định hướng lộ trình trung tính các-bon sẽ đòi hỏi ASEAN phải phát triển một thị trường các-bon có sự phối hợp, bắt đầu từ việc thực hiện thuế các-bon và các cơ chế để hỗ trợ lộ trình không phát thải các bon.
Trong ASEAN, thị trường carbon đang ở giai đoạn đầu, chỉ có Singapore là áp dụng thuế carbon trong toàn bộ nền kinh tế. Việt Nam gần đây đã thông qua Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi sẽ hợp pháp hóa kế hoạch buôn bán khí thải, mà luật này sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2022. Các quốc gia ASEAN khác cũng đang định hướng về cùng một phía: Thái Lan đang xem xét ban hành thị trường các-bon và Indonesia đã đưa ra các đề xuất để thực hiện thuế carbon.
Tại châu Âu, giá carbon đã tăng hơn gấp đôi so với một năm trước khi các quy định về phát thải carbon tiếp tục được thắt chặt hơn. Nếu lấy giá này làm điểm tham chiếu cho ASEAN, thì việc gia tăng áp lực đối với các doanh nghiệp trong các cam kết xanh và minh bạch trong báo cáo có thể đảm bảo tính hiệu quả trong thị trường carbon.
Các thành phố thông minh hơn đóng một vai trò rất quan trọng
Khi ASEAN đô thị hóa, chính phủ các nước nên thực thi khái niệm phát triển thành phố thông minh nhằm tối ưu hóa kết quả và hạn chế dấu chân carbon[1] (carbon footprint) thông qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên. Tính bền vững đã trở thành đặc điểm then chốt của quá trình đô thị hóa và quy hoạch tổng thể cho các thành phố lớn của ASEAN, kết hợp các đặc điểm như không gian xanh, năng lượng tái tạo, quản lý năng lượng thông minh và làm mát kh vực.
Ví dụ, quy hoạch tổng thể về thành phố thông minh của Thái Lan nhằm giải quyết vấn đề chi phí năng lượng cao bằng cách chuyển đổi theo hướng kết hợp năng lượng tái tạo vào nguồn cung, đồng thời thực hiện các chính sách giảm thiểu cũng và tái sử dụng chất thải, cũng như triển khai các giải pháp thông minh khác như lưới điện thông minh, hệ thống làm mát khu vực và thúc đẩy các cơ sở đồng phát.
Các quốc gia cũng nên áp dụng các công nghệ thông minh như Internet Vạn vật, thiết bị di động, trí tuệ nhân tạo và cảm biến có thể tăng hiệu suất và hiệu quả của việc giải quyết các vấn đề hàng ngày như quản lý giao thông và theo dõi lượng khí thải carbon. Các nước ASEAN có thể giảm thiểu rủi ro môi trường bằng cách triển khai các công nghệ nói trên để thu thập và phân tích dữ liệu thời gian thực, đồng thời mô phỏng các kịch bản để tối ưu hóa các giải pháp.
Với việc thành lập Mạng lưới các thành phố thông minh ASEAN vào năm 2018, 26 thành phố thông minh thí điểm đã được xác định, với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống tổng thể thông qua phát triển đô thị thông minh, bền vững và được hỗ trợ bởi công nghệ.
Kể từ đó, các nước ASEAN lớn đã đưa ra các kế hoạch phát triển đầy tham vọng: Thái Lan đặt mục tiêu đạt 100 thành phố thông minh vào năm 2024 và Indonesia đặt mục tiêu 100 thành phố thông minh trong kế hoạch tổng thể của mình. Các xu hướng thành phố thông minh này sẽ tiếp tục mở rộng và sẽ gồm cả tính bền vững khi ASEAN đang nỗ lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Câu hỏi về vốn tài trợ
Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á, để Châu Á duy trì đà tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo đồng thời ứng phó với biến đổi khí hậu, khu vực này phải đầu tư 1,7 nghìn tỷ USD mỗi năm cho cơ sở hạ tầng cho đến năm 2030. Tuy nhiên, dự kiến chỉ khoảng 2% (40 tỷ USD) được phân bổ cho việc thích ứng với rủi ro khí hậu. Khi Covid-19 gây căng thẳng đối với tài chính công cũng sẽ là cơ hội cho các mối quan hệ đối tác công tư và đầu tư tư nhân để thúc đẩy các dự án phát triển bền vững.
Một dấu hiệu đáng khích lệ là sự gia tăng của các thỏa thuận mua bán điện trực tiếp cho doanh nghiệp (DPPA) đối với năng lượng tái tạo trong ASEAN. Tại Singapore, Tập đoàn Sunseap đã ký DPPA với những gã khổng lồ công nghệ như Facebook và Amazon để cung cấp 100% năng lượng tái tạo cho các hoạt động cung cấp điện ở khu vực này.
Các công ty điện lực ngoài ASEAN cũng đã thâm nhập thị trường ASEAN để phục vụ nhu cầu năng lượng tái tạo ngày càng tăng. Ví dụ, công ty khởi nghiệp năng lượng tái tạo của Nhật Bản, Shizen Energy, hợp tác với Constant Energy, đã ký các hợp đồng hợp tác kinh doanh với các công ty Nhật Bản hoạt động ở Đông Nam Á.
Khi ngày càng có nhiều tập đoàn cam kết thực hiện các mục tiêu bền vững và phát thải ròng bằng 0, các DPPA của công ty và các khoản đầu tư vào năng lượng tái tạo sẽ tiếp tục phát triển, vốn sẽ là yếu tố cần thiết để đáp ứng các cam kết về trung tính carbon trong tương lai đối với các nước ASEAN.
Đáng chú ý là một sáng kiến tập thể từ các tổ chức toàn cầu như RE100 khuyến khích nhiều cam kết đối với 100% năng lượng tái tạo và kết hợp các giải pháp carbon thấp trên các chuỗi cung ứng và giá trị. Với yêu cầu giảm phát thải phạm vi 3, tức là tất cả phát thải gián tiếp trong chuỗi giá trị của một công ty, các nhà cung cấp này sẽ được yêu cầu tuân thủ và thực hiện chuyển đổi theo hướng trung tính carbon.
Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế
Cuối cùng, sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động “Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế” là điều cần thiết. Hành vi của người tiêu dùng đối với việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và sử dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng có thể sẽ được trau dồi. Điều này có thể thấy từ một loạt các chương trình của ASEAN khuyến khích chuyển đổi và không sử dụng các thiết bị và thiết bị điện cũ không tiết kiệm năng lượng.
Văn hóa tái sử dụng bao bì cũng đã được thúc đẩy ở Singapore và Malaysia trong những năm gần đây và việc không khuyến khích sử dụng nhựa sử dụng một lần sẽ giúp giảm lượng khí thải carbon và giảm nhẹ gánh nặng quản lý chất thải.
Tái chế vẫn còn là thách thức ở ASEAN vì việc thu gom và quản lý chất thải đô thị vẫn là mối quan tâm hàng đầu đối với các dự án chuyển chất thải thành năng lượng, nhưng điều này có thể sẽ được cải thiện khi nhận thức cộng đồng và nỗ lực giáo dục càng ngày càng được được thực hiện càng nhiều.
Con đường hướng tới trung hòa carbon là một con đường đòi hỏi nỗ lực ngay từ vô số các bên liên quan và sử dụng nhiều giải pháp. Lộ trình trung hòa các bon của ASEAN sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong việc lựa chọn chiến lược đảm bảo tính phù hợp về kinh tế trong những năm tới, khi sự thay đổi của một thế giới xanh hơn là xu thế không thể đảo ngược.
[1] Dấu chân carbon (Carbon footprint): lượng khí thải chủ yếu là các bon thải vào không khí do hoạt động của con người.