Trong nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, GREEN IN hiểu rằng “Tất cả các chương trình, kế hoạch, chính sách sẽ chỉ là lý thuyết nếu không có nguồn lực con người để biến quyết tâm thành hành động”. Từ thực tế đó, GREEN IN phối hợp cùng Viện Nghiên cứu con người tổ chức hội thảo “𝑷𝒉𝒂́𝒕 𝒕𝒓𝒊𝒆̂̉𝒏 𝑪𝒐𝒏 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒗𝒂̀ 𝑵𝒈𝒖𝒐̂̀𝒏 𝒏𝒉𝒂̂𝒏 𝒍𝒖̛̣𝒄 𝒎𝒐̛́𝒊 𝒄𝒉𝒐 𝒎𝒖̣𝒄 𝒕𝒊𝒆̂𝒖 𝑵𝒆𝒕 𝒁𝒆𝒓𝒐 𝒄𝒖̉𝒂 𝑽𝒊𝒆̣̂𝒕 𝑵𝒂𝒎” sáng ngày 30/9 tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
“Việc theo đuổi mục tiêu này là không thể cưỡng lại, không thể không hành động” như PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Lê, Viện trưởng Viện Nghiên cứu con người đã nhận định. Bởi vậy, việc chúng ta cần làm hiện nay là xác định những cơ hội, thách thức và các hành động cụ thể triển khai công tác chuẩn bị nguồn nhân lực này. Tham gia cả trực tuyến và trực tiếp có 50 đại biểu đến từ nhiều lĩnh vực: xã hội học, kinh tế, địa lý nhân văn… mang tới hội thảo những trao đổi chuyên sâu và đa chiều qua các bài trình bày.
Tham dự hội thảo có: PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài Lê, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Con người; Bà Ngụy Thị Giang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Green In; TS. Nguyễn Đình Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Con người; Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Con người; GS.TS. Trịnh Duy Luân, Hội Xã hội học Việt Nam; TS. Lương Thị Thu Hằng, Phó Tổng biên tập Tạp chí Dân tộc, Ủy ban Dân tộc; chuyên gia, nhà khoa học đến từ Viện Hàn lâm, nhà hoạt động môi trường, đối tác quốc tế và công ty cổ phần sáng tạo xanh Việt Nam. Đặc biệt, Hội thảo có sự tham gia của 02 diễn giả quốc tế là TS. Arve Hansen, Trung tâm Phát triển và Môi trường, Đại học Oslo, Na Uy và Bà Samantha Mason, Cán bộ chính sách, Công đoàn Dịch vụ công và Thương mại, Vương quốc Anh.
Hội thảo “𝑷𝒉𝒂́𝒕 𝒕𝒓𝒊𝒆̂̉𝒏 𝑪𝒐𝒏 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒗𝒂̀ 𝑵𝒈𝒖𝒐̂̀𝒏 𝒏𝒉𝒂̂𝒏 𝒍𝒖̛̣𝒄 𝒎𝒐̛́𝒊 𝒄𝒉𝒐 𝒎𝒖̣𝒄 𝒕𝒊𝒆̂𝒖 𝑵𝒆𝒕 𝒁𝒆𝒓𝒐 𝒄𝒖̉𝒂 𝑽𝒊𝒆̣̂𝒕 𝑵𝒂𝒎”
sáng ngày 30/9/2022 tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội
Phát biểu chào mừng tại hội thảo, bà Ngụy Thị Giang, Chủ tịch HĐQT GREEN IN: “𝐌𝐮̣𝐜 𝐭𝐢𝐞̂𝐮 𝐍𝐞𝐭 𝐙𝐞𝐫𝐨 𝐭𝐚̣𝐢 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦 𝐯𝐚̀𝐨 𝐧𝐚̆𝐦 𝟐𝟎𝟓𝟎 𝐭𝐡𝐚𝐦 𝐯𝐨̣𝐧𝐠, 𝐭𝐡𝐚́𝐜𝐡 𝐭𝐡𝐮̛́𝐜 𝐧𝐡𝐮̛𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐥𝐚̀ 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐧𝐞̂́𝐮 𝐜𝐡𝐮́𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐬𝐚̆̃𝐧 𝐬𝐚̀𝐧𝐠 𝐯𝐚̀ 𝐜𝐡𝐮𝐚̂̉𝐧 𝐛𝐢̣ 𝐭𝐨̂́𝐭 𝐧𝐠𝐮𝐨̂̀𝐧 𝐥𝐮̛̣𝐜 𝐜𝐨𝐧 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢”. Chúng ta đều kì vọng rằng, bắt đầu từ con người, Việt Nam nhất định sẽ thực hiện các bước chuẩn bị thật tốt để biến tham vọng, thách thức ấy trở thành động lực thực hiện mục tiêu Net Zero tại Việt Nam vào năm 2050. Để Việt Nam tiếp tục trở thành quốc gia đáng sống trên thế giới.
Hội thảo là diễn đàn để các nhà quản lý, nhà khoa học, các giảng viên, các doanh nghiệp, các nhà hoạt động môi trường và các cá nhân quan tâm cùng thảo luận và trao đổi những vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh các chủ đề của Hội thảo, từ vấn đề tăng trưởng kinh tế, năng lượng, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đến vấn đề về phát triển nguồn nhân lực, an ninh con người, quyền con người, phát triển con người và phát triển bền vững. Hội thảo tập trung thảo luận vào 03 vấn đề chính:
Thứ nhất, mục tiêu Net Zero gắn với phát triển con người và nguồn nhân lực như: vấn đề môi trường, chuyển đổi năng lượng, phát triển bền vững, lao động việc làm, giảm nghèo và bảo đảm an ninh con người.
Thứ hai, vai trò của nhà nước, các tổ chức và người dân trong việc thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và mục tiêu Net Zero.
Thứ ba, những bài học kinh nghiệm, cũng như thách thức đặt ra đối với Việt Nam trong phát triển kinh tế bền vững, tăng trưởng bao trùm, phát triển năng lượng, phát triển xã hội, phát triển văn hóa, phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường hướng đến thực hiện mục tiêu Net Zero.
Hội thảo với sự tham gia của 50 đại biểu trực tiếp và trực tuyến, đóng góp 20 báo cáo và 08 tham luận được trình bày trực tiếp
Các bài tham luận tập trung vào các chủ đề cơ hội, thách thức của người lao động trước mục tiêu Net Zero và giải pháp cho Việt Nam; Xu hướng việc làm trong bối cảnh Việt Nam đặt mục tiêu Net Zero vào năm 2050; Tiêu dùng hộ gia đình và xã hội Net Zero- trường hợp của Việt Nam và Na Uy; Năng lượng tái tạo và triển vọng cho sự phát triển kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (qua nghiên cứu mô hình thử nghiệm sử dụng năng lượng tái tạo ở một số doanh nghiệp của phụ nữ tại tỉnh Bắc Kạn); Vai trò, trách nhiệm của Việt Nam chống biến đổi khí hậu toàn cầu thông qua cam kết phát thải ròng bằng không; quá trình chuyển đổi và tiếng nói của người lao động-nền dân chủ năng lượng.
Qua đây, các đại biểu tham dự đã nhận định được các vấn đề xung quanh nguồn nhân lực trước tình hình biến đổi khí hậu và việc thực hiện cam kết Net Zero vào năm 2050 ở Việt Nam. Các bài tham luận, nghiên cứu đã mở ra nhiều hướng nghiên cứu, phát triển mới với mục tiêu chuẩn bị thật tốt nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần hiện thực hóa mục tiêu đầy tham vọng này của chính phủ.