Ai cũng biết rằng, sắt thép là một trong 6 loại hàng hóa (cùng với nhôm, sắt, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hiđro) phải khai báo phát thải khí nhà kính theo Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon (CBAM). Nhưng cụ thể sản phẩm nào của ngành thép hay tất cả các sản phẩm đều phải tuân thủ cơ chế CBAM?
Lượng xuất khẩu sắt thép tăng gấp 2 so với cùng kì năm trước
Năm 2022, kim ngạch nhập khẩu sắt thép của EU từ Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, lượng sắt thép các loại xuất khẩu trong tháng 8/2023 đạt 988 nghìn tấn. Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2023, cả nước xuất khẩu 7,38 triệu tấn sắt thép các loại với trị giá 5,69 tỷ USD, tăng 24,4% về lượng so với cùng kỳ năm trước. Lượng sắt thép các loại của Việt Nam trong 8 tháng của năm 2023 tăng chủ yếu do xuất khẩu sắt thép các loại sang thị trường EU (27 nước) gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước và đạt 2,31 triệu tấn. Trong khi đó, lượng sắt thép sang thị trường ASEAN là 2,34 triệu tấn, giảm 4,6% so với cùng kỳ năm trước.
Với việc EU sửa đổi quy định về việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu – có hiệu lực từ ngày 01/7/2023, xuất khẩu thép của Việt Nam sang EU được nhận định sẽ tiếp tục gặp thuận lợi trong thời gian tới. Theo quy định mới, bất kỳ thành viên nào của WTO là nước đang phát triển đều được miễn trừ áp dụng nếu tỷ trọng xuất khẩu của nước đó vào EU duy trì dưới 3% tổng kim ngạch nhập khẩu đối với từng loại sản phẩm. Cùng nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Brazil… Việt Nam cũng được hưởng lợi từ quy định mở rộng hạn ngạch này.
Nắm vững CBAM để tăng lợi thế cạnh tranh
Thị trường xuất khẩu đang ngày càng rộng mở nhưng để nắm bắt hiệu quả cơ hội đó & tăng sức cạnh tranh trên thị trường, nắm vững các quy định đang áp dụng cụ thể cho mặt hàng nào là vấn đề chung của nhiều doanh nghiệp ngành sắt thép. Bởi mức phát thải trung bình của sắt thép Việt Nam đang ở mức cao, khoảng 2,51 tấn CO2 trên một tấn thép thô (so với mức trung bình của thế giới là 1,85 tấn CO2 trên một tấn thép thô). Chỉ tính riêng lượng phát thải gián tiếp từ điện năng tiêu thụ, với sản lượng điện tiêu thụ bình quân để sản xuất thép là khoảng 400-600 kWh/tấn thép, lượng phát thải từ điện tiêu thụ nếu lấy từ lưới điện quốc gia cho 1.000 tấn thép lên đến khoảng 288-433 tấn CO2.
Như vậy, nếu như doanh nghiệp ngành sắt thép không nắm được sản phẩm của mình có chịu sự điều chỉnh của CBAM hay không thì sẽ rất bất lợi trong việc chuẩn bị và đáp ứng các yêu cầu đó của bạn hàng EU. Trong khi đó, ngành sắt thép hiện đang có số lượng sản phẩm phải điều chỉnh theo cơ chế CBAM lớn nhất trong số 6 loại hàng hóa với gần 45 mã ngành CN.
Tiêu biểu có thể kể đến các sản phẩm như Sắt và thép không hợp kim dạng thỏi đúc hoặc các dạng thô khác (7206); Hạt và bột, của gang thỏi, gang kính, sắt hoặc thép (7205); Các dạng thanh và que của thép hợp kim khác (7227, 7228); Các sản phẩm của thép không gỉ cán phẳng (7219, 7220); Các loại ống, ống dẫn và thanh hình rỗng… Nếu không nắm vững và có sự chuẩn bị kĩ càng cho cơ chế này, chính chúng ta sẽ thu hẹp đơn hàng của chính mình trong khi thị trường đang nở rộ và cạnh tranh khốc liệt.
Đội ngũ chuyên gia về khai báo CBAM của GREEN IN sẽ giúp doanh nghiệp được sản phẩm sắt thép của doanh nghiệp mình có nằm trong danh mục hàng hóa chịu sự điều chỉnh của cơ chế CBAM hay không. Từ đó, GREEN IN giúp doanh nghiệp không chỉ khai báo CBAM theo đúng quy định quốc tế mà còn tư vấn các giải pháp “xanh hóa” giúp ngành sắt thép giảm phát thải, tăng tính cạnh tranh và có cơ hội gia tăng doanh thu từ tín chỉ các-bon. Liên hệ với GREEN IN tại hotline: 097 978 6242 hoặc qua email [email protected] để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.