Năng lượng gió là một trong những nguồn năng lượng tái tạo được khai thác ngày càng phổ biến. Không chỉ giúp giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Năng lượng gió còn mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích rõ rệt, năng lượng gió cũng tồn tại một số hạn chế. Vậy ưu điểm và nhược điểm của năng lượng gió cụ thể ra sao? Cùng Green In tìm hiểu ngay sau đây!
1. Năng lượng gió là gì?
Năng lượng gió có thể hiểu là dạng động năng của không khí. Năng lượng này có trong bầu khí quyển của Trái Đất. Từ ngày xưa, con người đã biết tận dụng năng lượng gió để tạo thành điện năng.
Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, các dạng năng lượng có thể tái tạo ngày càng được chú trọng và quan tâm nhiều hơn. Năng lượng gió cũng đang được nghiên cứu và phát triển sâu hơn.
2. Ưu điểm và nhược điểm của năng lượng gió
Năng lượng gió mang đến nhiều lợi ích giúp cho cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó năng lượng gió cũng có những nhược điểm. Cùng khám phá những ưu và nhược điểm của năng lượng dưới đây!
2.1. Ưu điểm của nguồn năng lượng gió
Nguồn năng lượng xanh - sạch
Năng lượng gió là một trong những nguồn năng lượng sạch, giúp giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Quá trình sản xuất điện từ gió không tạo ra khí thải độc hại hay gây hiệu ứng nhà kính.
Mặc dù việc chế tạo, lắp đặt và vận hành tuabin gió có thể tạo ra một lượng khí thải nhất định. Nhưng so với các nguồn năng lượng truyền thống, mức độ ô nhiễm này là rất nhỏ.
Có tiềm năng phát triển
Theo nhiều nghiên cứu, năng lượng gió có trữ lượng khổng lồ. Khả năng khai thác năng lượng trên toàn cầu lên đến hơn 400 terawatt (TW). Đặc biệt, nguồn tài nguyên này có thể được tận dụng ở nhiều khu vực khác nhau.
Nguồn năng lượng vô tận
Gió được hình thành từ các quá trình tự nhiên trên Trái Đất. Chủ yếu do sự chênh lệch nhiệt độ và áp suất khí quyển dưới tác động của bức xạ mặt trời. Vì vậy, miễn là Mặt Trời vẫn tiếp tục tỏa sáng thì con người vẫn có thể khai thác năng lượng gió. Khai thác không lo cạn kiệt, trái ngược với các nguồn nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ hay khí đốt.
Sử dụng không gian một cách hiệu quả
Các tuabin gió công suất lớn có thể sản xuất đủ điện cho hàng trăm hộ gia đình. Đồng thời có thể lắp đặt trên diện tích rộng mà không ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng đất. Nhiều khu vực nông nghiệp hoặc trang trại có thể kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và khai thác năng lượng gió. Việc này giúp giảm thiểu việc lãng phí đất.
Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng
Mặc dù năng lượng gió hiện chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng sản lượng điện toàn cầu. Nhưng năng lượng này đang có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Công suất lắp đặt tuabin gió đã liên tục tăng khoảng 25% mỗi năm (tính đến năm 2010). Dự kiến con số này sẽ tiếp tục mở rộng trong tương lai. Điều này không chỉ góp phần giảm sự nóng lên toàn cầu mà còn thúc đẩy ngành công nghiệp năng lượng tái phát triển.
Chi phí thi công và bảo trì thấp
So với các nguồn năng lượng truyền thống, hệ thống điện gió có chi phí vận hành và bảo trì thấp hơn đáng kể. Một khi tuabin gió đã được lắp đặt, chi phí hoạt động hàng ngày gần như không đáng kể. Tuy nhiên, chất lượng thiết kế của từng loại tuabin sẽ ảnh hưởng đến độ bền và yêu cầu bảo trì. Một số mẫu có thể dễ dàng bảo dưỡng hơn so với những loại khác.
2.2. Nhược điểm của nguồn năng lượng gió
Dự đoán có khả năng lệch
Gió không có cường độ và hướng thổi ổn định, dẫn đến sự biến động trong quá trình sản xuất điện. Do đó, năng lượng gió không thể đóng vai trò là nguồn cung cấp điện liên tục. Mà cần phải kết hợp với các nguồn năng lượng khác để đảm bảo sự ổn định của lưới điện.
Nếu các công nghệ lưu trữ năng lượng tiên tiến hơn được phát triển trong tương lai, vấn đề này có thể được khắc phục. Nhưng hiện tại, việc dựa hoàn toàn vào năng lượng gió vẫn chưa khả thi.
Chi phí cạnh tranh
Mặc dù năng lượng gió đã có nhiều cải tiến về hiệu suất và chi phí. Nhưng để cạnh tranh với các nguồn năng lượng truyền thống, nó vẫn cần sự hỗ trợ từ các chính sách của chính phủ. Đặc biệt, trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, điện mặt trời hiện vẫn chiếm ưu thế. Điều này khiến nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp ưu tiên lắp đặt tấm pin quang điện hơn là đầu tư vào tuabin gió.
Ảnh hưởng bởi tiếng ồn lớn
Tiếng ồn do cánh quạt của tuabin gió tạo ra có thể gây khó chịu cho những người sống gần đó. Việc lắp đặt tuabin gió trong môi trường đô thị càng trở nên khó khăn. Bởi vì mức độ tiếng ồn cao hơn so với các khu vực nông thôn hoặc ven biển. Tuy nhiên, các thế hệ tuabin mới đã được cải tiến để giảm thiểu tiếng ồn đáng kể so với các mô hình cũ.
Gây hại cho động vật hoang dã
Hoạt động của tuabin gió có thể gây nguy hiểm cho chim, dơi và các loài động vật bay khác. Khi bay qua khu vực có cánh quạt đang quay, chúng có nguy cơ bị va chạm và tử vong.
Đây là một vấn đề quan trọng cần được xem xét trong quy hoạch và triển khai các trang trại gió.
3. Ứng dụng ưu điểm của năng lượng gió
Từ rất lâu về trước, con người đã biết vận dụng năng lượng gió vào đời sống. Có thể kể đến các hoạt động như: giặt đồ, gánh nước, căng buồm,...
Từ hàng trăm năm trước, năng lượng gió đã được con người tận dụng trong đời sống và giải trí. Chẳng hạn như tận dụng sức gió để căng buồm, giặt quần áo, gánh nước,… Hay dùng gió để thả diều, thả khinh khí cầu, lướt ván,…
Sau khi điện và máy phát điện ra đời, con người bắt đầu nghĩ đến việc tận dụng sức gió để tạo ra năng lượng. Ban đầu, cối xay gió chỉ được sử dụng cho các công việc thủ công. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của công nghệ cơ khí, các thiết bị khai thác gió để sản xuất điện cũng dần được cải thiện. Cối xay gió truyền thống dần được thay thế bởi tuabin gió hiện đại.
4. Tạm kết
Qua bài viết trên, chúng ta đã có thể nắm bắt được ưu điểm và nhược điểm của năng lượng gió. Việc tận dụng tối đa ưu điểm và giảm thiểu nhược điểm sẽ là chìa khóa để nguồn năng lượng này phát huy hiệu quả cao nhất. Hãy theo dõi ngay Green In để biết thêm về nguồn năng lượng gió!