Blog

Trường học thông minh: Mô hình giáo dục trong thời đại công nghiệp số

Trường học thông minh: Mô hình giáo dục trong thời đại công nghiệp số

Trong thời đại công nghệ số, không chỉ những ngành công nghệ, dịch vụ mới thay đổi mà ngay cả giáo dục cũng đang trải qua cuộc cách mạng mạnh mẽ. Nổi bật nhất phải kể đến mô hình trường học thông minh đang là xu hướng thời đại không chỉ nâng cao chất lượng học tập mà còn xây dựng một môi trường giáo dục an toàn, mang tính tương tác cao giữa giáo viên - học sinh - phụ huynh. Vậy trường học thông minh là gì? Hãy cùng GREEN IN tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Trường học thông minh là gì?

Trường học thông minh là mô hình giáo dục kết hợp hài hoà với công nghệ hiện đại. Những ngôi trường này sẽ tiến hành áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất vào trong quá trình giảng dạy như sử dụng máy chiếu, màn hình tivi, hệ thống âm thanh, hệ thống quản lý học tập (LMS)... với mục tiêu tối ưu hoá quá trình giảng dạy, học tập và quản lý tập trung. 

khái niệm trường học thông minh

2. Lợi ích của trường học thông minh

Mô hình giáo dục này đã phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia lớn mạnh trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… Việc ứng dụng công nghệ vào trong lĩnh vực giáo dục hứa hẹn mang đến nhiều giá trị thực tế cho công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam:

  • Ban giám hiệu: Quản lý, vận hành hiệu quả toàn bộ hoạt động diễn ra trong khuôn viên nhà trường từ tiến độ triển khai chương trình tổ chức kỷ niệm, chất lượng giảng dạy của giáo viên, kết quả học tập của học sinh…
  • Giáo viên: Cải thiện chất lượng giảng dạy và tối ưu quá trình làm việc thông qua việc sử dụng các công cụ hiện đại, tài nguyên số phong phú.
  • Học sinh: Tiếp cận nhanh chóng và gia tăng sự tương tác với giáo viên cùng các bài giảng mọi lúc, mọi nơi nhờ các thiết bị hiện đại có kết nối Internet. 
  • Phụ huynh: Theo dõi sát sao tình học học tập của con em thông qua hệ thống quản lý LMS. Bên cạnh đó, ứng dụng giám sát tại trường cũng giúp phụ huynh có thể yên tâm về tình hình học tập của con cái tại trường học. 

3. So sánh mô hình trường học thông minh với trường học truyền thống

Sự khác biệt giữa mô hình trường học thông minh với trường học truyền thống được thể hiện qua nhiều tiêu chí khác nhau như chương trình giảng dạy, chiến lược phát triển, quản lý ban lãnh đạo, đội ngũ giáo viên, học sinh…

Tiêu chíMô hình trường học truyền thốngMô hình trường học thông minh
Chương trình đào tạoChương trình đào tạo được xây dựng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào Tạo.
Chương trình thiếu mất tính linh hoạt trong việc phát triển các kỹ năng cần thiết cho học sinh (STEM).
Chương trình giảng dạy linh hoạt, mở rộng, tập trung vào người học là chính, cá nhân hoá theo từng nhóm đối tượng học sinh. 
Nội dung giảng dạy không bị bó buộc vào những quy định của Bộ, tập trung nhiều hơn vào việc trang bị cho học sinh các kỹ năng STEM.
Lãnh đạo, quản lýQuá trình lãnh đạo thường mang tính hành chính. 
Chưa hoặc hạn chế ứng dụng và hỗ trợ giáo viên, học sinh sử dụng các công nghệ hiện đại. 

Quản lý, lãnh đạo theo hướng tập trung vào sự tự chủ. 

Quán lý thông qua việc áp dụng các công nghệ hiện đại. 

Hỗ trợ giáo viên, học sinh có cơ hội được tiếp cận với công nghệ hiện đại. 

Giáo viênGiáo viên ít có cơ hội được tiếp cận, đào tạo về những thiết bị công nghệ hiện đại, tập trung vào các khoá tập huấn theo chương trình học tập truyền thống. Giáo viên được tập huấn liên tục về công nghệ, kỹ năng số, phương pháp giảm dạy đổi mới để đáp ứng trong môi trường số hoá. 
Học sinhÍt có cơ hội được tiếp xúc với công nghệ hiện đại trong quá trình học tập. 
Học tập theo một khung chương trình cố định. 
Tập trung vào tiếp thu những kiến thức học thuật thay vì rèn luyện kỹ năng số.
Cơ hội tiếp cận với công nghệ trong quá trình học tập. 
Học tập theo chương trình được cá nhân hoá phù hợp với năng lực cá nhân.
Tích hợp nhiều kỹ năng số vào hệ thống chương trình học tập. 
Trang bị các kỹ năng ứng dụng công nghệ trong quá trình học tập thường ngày. 
Quản lý học tập, hành chínhThực hiện bằng phương pháp thủ công với nhược điểm giấy tờ nhiều, kết hợp các phần mềm cơ bản để quản lý hồ sơ, điểm số học sinh. Quá trình quản lý học tập, hành chính được số hoá hoàn toàn trên hệ thống LMS.

Hình thức đánh giá
Dựa trên điểm số của các bài kiểm tra định kỳHình thức đánh giá đa dạng thông qua các bài tập thuyết trình, làm dự án và toàn bộ quá trình học tập.
Cơ sở vật chấtPhòng học ít được trang bị các thiết bị công nghệ.Phòng học được trang bị nhiều thiết bị hiện đại như máy chiếu, bảng tương tác…

4. Những tiêu chí cần có của mô hình trường học thông minh

Để có thể xây dựng mô hình trường học thông minh, ban lãnh đạo cần kết hợp nhiều giải pháp đồng bộ cũng như đáp ứng những tiêu chí như sau: 

thiết kế nội thất trường học thông minh

4.1. Môi trường giáo dục thông minh

Môi trường học tập trong trường học thông minh được xây dựng để đáp ứng các yêu cầu về sự thích nghi, tính linh hoạt cùng khả năng phát triển bền vững. Nhà trường đóng vai trò then chốt như một mắt xích trong mạng lưới kết nối giữa trường học, tổ chức giáo dục và cộng đồng, góp phần xây dựng một hệ sinh thái học tập toàn diện và hiệu quả.

4.2. Mục tiêu nâng cao chất lượng lực lượng lao động tương lai

Hiện nay, lực lượng lao động cần sở hữu năng lực để có thể phát triển trong cách mạng công nghiệp 4.0. Mục tiêu của trường học thông minh chính là nâng cao chất lượng lực lượng lao động - chủ nhân của thế kỷ XXI không chỉ có kiến thức mà còn hoàn hảo về kỹ năng sử dụng công nghệ. 

4.3. Sử dụng công nghệ hiện đại

Công nghệ được tích hợp bên trong mô hình trường học thông minh sẽ được phân chia thành hai phần chính bao gồm “phần cứng” và “phần mềm”. “Phần cứng” được hiểu là những trang thiết bị hiện đại được sử dụng trong quá trình giảng dạy và học tập. Trong khi đó, “phần mềm” muốn đề cập đến sự linh hoạt, tính thích ứng với công nghệ như big data, điện toán đám mây, học tập phân tích… Tích hợp công nghệ thông minh giúp nhà trường ngày càng có cơ hội phát triển. 

4.4. Người học đóng vai trò trung tâm

Trong mô hình trường học thông minh, người học đóng vai trò là trung tâm, được cung cấp các dịch vụ hoạc tập hiện đại, chất lượng nhất. Chương trình học tập được thiết kế riêng phù hợp với từng cá nhân, đồng thời kết hợp công nghệ hiện đại nhằm quá trình tiếp thu kiến thức được hiệu quả nhất. 

5. Hướng dẫn triển khai xây dựng trường học thông minh tại Việt Nam

5.1. Thiết kế chương trình giảng dạy tại trường học thông minh

Chương trình giảng dạy tại trường học thông minh cần đề cao tính linh hoạt, tính mở cho học sinh. Người học tại trường học thông minh cần vừa tiếp thu được kiến trúc, vừa phát triển những kỹ năng theo yêu cầu của xã hội đối với nguồn lực lao động. 

Bên cạnh đó, việc xây dựng chương trình giảng dạy thông minh cần tập trung vào việc cải thiện khả năng học tập, tính hiệu quả và sự hứng thú của người học. Theo đó, trường học thông minh mang đến nhiều hình thức học tập phong phú, phù hợp với nhu cầu, tốc độ tiếp thu của từng cá nhân. 

chương trình đào tạo trường học thông minh

5.2. Đào tạo đội ngũ lãnh đạo, quản lý trường học thông minh

Đội ngũ quản lý trong mô hình trường học thông minh giữ vai trò then chốt trong việc truyền cảm hứng, dẫn dắt và hỗ trợ các thành viên trong nhà trường chuyển đổi hiệu quả từ mô hình truyền thống sang mô hình mang tính hiện đại hơn. Để thúc đẩy quá trình này, các nhà lãnh đạo cần thành thạo công nghệ, tận dụng nó để nâng cao chất lượng giáo dục và kết quả đào tạo.

Việc xây dựng trường học thông minh đòi hỏi đội ngũ quản lý phải định hướng rõ ràng về mục tiêu, xây dựng lộ trình và lập kế hoạch bài bản cho các hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Quá trình nâng cao năng lực quản lý cần được thực hiện theo một hệ thống chặt chẽ, bao gồm:

  • Nâng cao kỹ năng lập kế hoạch chiến lược theo từng giai đoạn phát triển của trường học thông minh.
  • Tăng cường khả năng lãnh đạo và điều hành, giúp giáo viên và nhân viên tiếp cận nguồn lực để phát triển nghề nghiệp bền vững.
  • Thúc đẩy năng lực kết nối, xây dựng mối quan hệ hiệu quả giữa các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nhà trường.
  • Trang bị kỹ năng cố vấn, hỗ trợ giáo viên và cán bộ, đồng thời linh hoạt ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý và lãnh đạo.
  • Phát triển khả năng phân tích, giải quyết vấn đề cũng như xử lý các thách thức nảy sinh trong hoạt động nhà trường.
  • Khơi dậy tinh thần chia sẻ, tạo động lực và thúc đẩy các thành viên tích cực tham gia vào tiến trình chuyển đổi.

đội ngũ lãnh đạo trường học thông minh

5.3. Đầu tư vào cơ sở vật chất hiện đại

Cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc triển khai xây dựng mô hình trường học thông minh, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy và học tập của học sinh, nâng cao công tác quản lý lãnh đạo của nhà trường. Những hạng mục cần đầu tư trong quá trình xây dựng trường học thông minh phải kể đến như bục giảng/bảng thông minh, dàn máy tính hiện đại có kết nối Internet, phần mềm dạy học, hệ thống loa đài, hệ thống camera giám sát…

cơ sở vật chất trường học thông minh

6. Lời kết

Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về mô hình trường học thông minh. Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó dành cho bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại GREEN IN để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!
 

← Bài trước Bài sau →