1 - Định nghĩa
Tiêu chuẩn Báo cáo Bền vững (ESRS) là quy định do Liên minh Châu Âu ban hành nhằm thực thi Chỉ thị Báo cáo Bền vững Doanh nghiệp (CSRD) thông qua tăng cường và chuẩn hóa nội dung Báo cáo phát triển bền vững của các công ty.
ESRS do EFRAG - một cơ quan tư vấn được thành lập để hỗ trợ Ủy ban châu Âu về các vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính và chuẩn mực kế toán đề xuất.
2 - Vì sao ESRS được ban hành?
Các doanh nghiệp đã phải lập Báo cáo phát triển bền vững theo quy định tại NFDR (Non-Financial Reporting Directive) từ năm 2014. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, Ủy ban Châu âu nhận ra chất lượng của các báo cáo còn nhiều thiếu sót và chưa đạt được sự kỳ vọng của các bên liên quan. Những thông tin quan trọng thường bị các công ty bỏ qua, không báo cáo. Các bên liên quan không thể so sánh nội dung và chất lượng báo cáo của các công ty với nhau. Điều này dẫn tới nội dung báo cáo phát triển bền vững của các công ty thiếu độ tin cậy.
Trong khi đó, các bên liên quan ngày càng quan tâm hơn tới các vấn đề liên quan tới phát triển bền vững của doanh nghiệp nên nhu cầu được cung cấp thông tin một cách đáng tin cậy và có thể so sánh được ngày càng tăng lên.
Vì vậy, Chỉ thị Báo cáo Bền vững của Doanh nghiệp (CSRD) được ban hành để chuẩn hóa nội dung báo cáo phát triển bền vững. Và để thực thi quy định này, EU tiếp tục ban hành ESRS để đưa ra khung tiêu chuẩn thống nhất cho việc báo cáo phát triển bền vững của các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của CSRD.
3 - Ai phải làm báo cáo ESG theo tiêu chuẩn của ESRS
Những đối tượng thuộc sự điều chỉnh của CSRD sẽ phải căn cứ theo ESRS để lập Báo cáo phát triển bền vững:
- Doanh nghiệp được thành lập và có trụ sở tại EU
i. Doanh nghiệp lớn đang chịu sự điều chỉnh của NFRD: vốn là các công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, có trên 500 người lao động, giá trị tài sản trên bảng cân đối kế toán trên 50 triệu Euro hoặc có doanh thu thuần trên 25 triệu Euro.
ii. Doanh nghiệp lớn khác (không thuộc NFRD) nếu có ít nhất 02 trên 03 điều kiện sau: công ty có trên 250 người lao động, giá trị tài sản trên bảng cân đối kế toán trên 25 triệu Euro hoặc có doanh thu thuần trên 50 triệu Euro.
iii. Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã niêm yết nếu có ít nhất 02 trên 03 điều kiện sau: công ty có trên 50 người lao động, giá trị tài sản trên bảng cân đối kế toán trên 5 triệu Euro hoặc có doanh thu thuần trên 10 triệu Euro.
- Doanh nghiệp không thuộc EU sẽ chịu sự điều chỉnh của CSRD nếu có doanh thu thuần trên 150 triệu Euro trong 02 năm tài chính gần nhất và:
i. Có ít nhất 01 công ty con đặt tại EU thì được xem như là Doanh nghiệp lớn
ii. Có ít nhất 01 công ty con đã được niêm yết tại thị trường tài chính do EU quản lý
iii. Có một chi nhánh tại EU có doanh thu thuần trên 40 triệu Euro trong năm tài chính liền trước
4 - Thời gian có hiệu lực bắt buộc
i. 2024: Doanh nghiệp lớn đang chịu sự điều chỉnh của NFRD
ii. 2025: Doanh nghiệp lớn khác (không thuộc NFRD)
iii. 2026: Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã niêm yết
iv. 2028: Doanh nghiệp không thuộc EU
5 - Nội dung của ESRS có gì?
ESRS gồm 02 cấu phần: Tiêu chuẩn chung và Tiêu chuẩn theo chủ đề.
(Nguồn: CSRD Institute)
- ESRS 1: General Principles
- ESRS 2: General Disclosures
- Tiêu chuẩn môi trường (Environmental Standards). Số hiệu: ESRS E1 tới E5
- Tiêu chuẩn xã hội (Social Standards). Số hiệu: ESRS S1 tới S4