Blog

Tiêu chuẩn ESG là gì? Bộ 3 tiêu chuẩn ESG mà doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm

Tiêu chuẩn ESG là gì? Bộ 3 tiêu chuẩn ESG mà doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm

Tại Việt Nam, các hoạt động bảo vệ môi trường hoặc mang tính bền vững đang ngày càng được quan tâm. Những quy định, tiêu chuẩn mang tính bền vững đã dần trở nên phổ biến nhưng tiêu chuẩn ESG có lẽ vẫn còn mới mẻ. Vậy tiêu chuẩn ESG là gì? Có những khía cạnh nào trong tiêu chuẩn ESG? Hãy cùng GREEN IN tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Tiêu chuẩn ESG là gì?

Tiêu chuẩn ESG là bộ tiêu chí dùng để đánh giá tính bền vững, tác động của hoạt động kinh doanh, đầu tư, sản xuất hay hiệu quả quản lý của một tổ chức/doanh nghiệp. Đây là bộ khung chuẩn giúp các tổ chức và nhà đầu tư xem xét dễ dàng hơn về các yếu tố phi tài chính, có vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị lâu dài, cũng như quản lý rủi ro hiệu quả.

tiêu chuẩn esg là gì

2. ESG gồm những trụ cột nào?

Như đã đề cập ở trên, các tiêu chuẩn ESG thường bao gồm 03 trụ cột chính:

  • Environmental (Môi trường): Là các vấn đề liên quan tới bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Có thể kể đến như biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, xử lý và tái chế chất thải, kinh tế tuần hoàn,...
  • Social (Xã hội): Là các vấn đề liên quan tới các chủ thể như người lao động, khác hàng & người tiêu dùng và cộng đồng xung quanh. Những vấn đề cụ thể gồm quyền riêng tư và bảo mật, tính đa dạng, công bằng và hòa nhập, bình đẳng giới, cơ hội xã hội…
  • Governance (Quản trị doanh nghiệp): Liên quan đến hoạt động của tổ chức, có thể kể đến như quản trị công ty, quyền sở hữu trí tuệ, liên kết với chiến lược kinh doanh, đạo đức trong kinh doanh…

3. Tiêu chuẩn ESG nào doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm?

Để lựa chọn tiêu chuẩn ESG phù hợp phải căn cứ theo các yếu tố như quy định pháp luật, yêu cầu của đối tác trong chuỗi giá trị hoặc nhu cầu thông tin của các bên liên quan. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp Việt Nam đang trong giai đoạn đầu thực hành và báo cáo ESG, việc áp dụng tất cả bộ tiêu chuẩn ESG là điều không thực sự cần thiết. Thay vào đó, doanh nghiệp nên chắt lọc, tập trung vào những tiêu chuẩn phù hợp.

3.1. Tiêu chuẩn GRI

Đây là tiêu chuẩn do Hội đồng tiêu chuẩn bền vững toàn cầu (GSSB) ban hành, với phương pháp tiếp cận “tính trọng yếu tác động”. GRI hiện được công nhận là tiêu chuẩn phổ biến nhất trên thế giới khi có đến 68% trong tổng số 6800 công ty hàng đầu thế giới áp dụng. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam có thể vận dụng tiêu chuẩn này vào việc báo cáo ESG.

GRI sẽ phản ánh rõ nhất những tác động đến từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp lên môi trường và xã hội. Tại Việt Nam, những tác động này được cơ quan quản lý, đối tác, người lao động, người tiêu dùng quan tâm nên việc đáp ứng tốt là điều cần thiết.

3.2. Chuẩn mực báo cáo phát triển bền vững quốc tế IFRS

Đây là tiêu chuẩn bền vững do Hội đồng Tiêu chuẩn bền vững quốc tế (ISSB) công bố với phương pháp tiếp cận “tính trọng yếu tài chính”. Bộ tiêu chuẩn này được hình thành dựa trên sự hợp nhất của nhiều tiêu chuẩn có cùng phương pháp tiếp cận. Có thể kể đến như Climate Disclosure Standards Board (CDSB) của CDP, Integrated Reporting Framework (IR) và Tiêu chuẩn SASB của Value Reporting Foundation, Tiêu chuẩn TCFD. Các tiêu chuẩn này được thống nhất dưới sự tán thành của các quốc gia tham dự Hội nghị COP 26.

Chuẩn mực báo cáo phát triển bền vững quốc tế IFRS bao gồm S1 là yêu cầu về công bố thông tin tài chính liên quan đến bền vững. S2 là sự minh bạch về các thông tin liên quan đến khí hậu.

3.3. Tiêu chuẩn ESRS

Tiêu chuẩn thứ 3 mà doanh nghiệp Việt Nam nên quan tâm là Tiêu chuẩn báo cáo bền vững Châu Âu (ESRS), với phương pháp tiếp cận “tính trọng yếu kép”. Theo đó, các doanh nghiệp chịu điều chỉnh của tiêu chuẩn này sẽ phải công khai các tác động đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh tới môi trường, xã hội và những tác động của các yếu tố ESG đến tình hình tài chính, phát triển của công ty.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về tiêu chuẩn ESG mà doanh nghiệp cần đáp ứng trong quá trình vận hành. Để thực thi đúng, hoàn thành tốt bộ tiêu chuẩn trên, lãnh đạo doanh nghiệp cần hiểu rõ về tiêu chuẩn ESG để áp dụng phù hợp vào công tác quản lý, cũng như tuân thủ đúng quy định, chính sách của Nhà nước.

Tags: ESG
← Bài trước Bài sau →