Phát triển bền vững được coi là sứ mệnh quan trọng của mỗi quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp nhằm hướng tới một tương lai tươi sáng cho nhân loại. Một trong ba yếu cốt lõi trong phát triển bền vững chính là kinh tế. Có thể nói, phát triển kinh tế bền vững được nhắc đến như một yếu tố mạnh mẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển của toàn nhân loại. Vậy phát triển kinh tế bền vững là gì, hãy cùng GREEN IN tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Phát triển kinh tế bền vững là gì?
Phát triển kinh tế bền vững là quá trình tăng trưởng mạnh mẽ, chất lượng và an toàn của nền kinh tế khi đánh giá mọi mặt như mở rộng quy mô sản lượng, tiến bộ vượt trội trong cơ cấu kinh tế… Quá trình tăng trưởng này yêu cầu chủ thể tồn tại trong hệ thống kinh tế được tiếp cận với những nguồn lực tiềm năng, đồng thời cần phân chia một cách bình đẳng nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Theo Tạp chí Quản lý Nhà nước
Các chính sách được ban hành không chỉ mục đích mang đến lợi nhuận cho một nhóm thiểu số nhất định mà tất cả mọi người đều sẽ nhận được sự thịnh vượng. Đồng thời, phát triển kinh tế theo tính bền vững cũng cần đảm bảo không ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái, quyền cơ bản của con người sẽ không bị xâm phạm.
2. Tiêu chí đánh giá và chỉ số đo lường phát triển kinh tế bền vững
Theo Cổng thông tin điện tử Viện Phát triển Bảo hiểm Việt Nam, phát triển kinh tế bền vững sẽ được đánh giá theo những tiêu chí và chỉ số đo lường sau:
Tiêu chí đánh giá | Chỉ số đo lường |
Mối quan hệ giữa kinh tế và sự bền vững | |
Tăng trưởng GDP bền vững Đảm bảo sự cân đối các chỉ số vĩ mô Cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế Thúc đẩy khả năng cạnh tranh của nền kinh tế | Tăng GDP và GDP bình quân đầu người Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tăng năng suất lao động Kiểm soát tỷ lệ nợ công Phát triển thương mại quốc tế Kiềm chế tỷ lệ lạm phát ổn định Đẩy mạnh chi phí R&D theo phần trăm GDP Cải thiện năng suất các nhân tố tổng hợp Nâng cao năng lực cạnh tranh tổng thể Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư Tối ưu hóa hiệu quả đầu tư |
Mối quan hệ giữa xã hội cùng tính bền vững | |
Đảm bảo mang đến một xã hội cân bằng Đảm bảo tỷ lệ có việc làm Tiếp cận những quyền lợi con người như giáo dục, y tế… | Tỷ lệ đói nghèo và mức độ giảm nghèo Hệ số GINI và khoảng cách giàu nghèo Tỷ lệ lao động có việc làm và tỷ lệ thất nghiệp tại đô thị Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo kỹ năng Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ nhỏ Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi Tuổi thọ trung bình Phần trăm dân số có khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản Tỷ lệ hoàn thành phổ cập giáo dục Thành tựu trong lĩnh vực giáo dục Tỷ lệ người dân biết chữ Tỷ lệ tăng trưởng dân số |
Mối quan hệ giữa môi trường và tính bền vững | |
Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên. Giảm thiểu phát thải khí nhà kính, rác thải nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu. Sản xuất và sử dụng năng lượng xanh. | Tỷ lệ rừng được che phủ Tỷ lệ phát thải khí CO2 Mật độ chất gây ô nhiễm trong bầu không khí tại các khu vực đô thị Tỷ lệ nguồn năng lượng tái tạo so với tổng lượng năng lượng đã sử dụng |
Phát triển kinh tế ngày một lớn mạnh đóng vai trò quan trọng đối với quá trình xây dựng xã hội công bằng, ổn định, đồng thời là cơ sở cốt lõi để giải quyết những vấn đề cấp thiết về môi trường. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế theo tốc độ chóng mặt sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, đặc biệt là sự giảm thiểu tính bền vững trong nền kinh tế bởi quá trình phát triển nhanh chóng có thể tác động tiêu cực đến môi trường và đa dạng sinh học, xã hội cũng sẽ bị phá vỡ tính công bằng.
Chính vì vậy, cơ sở lý luận hiện tại về tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh, bền vững tập trung vào việc xác định ngưỡng chỉ số đại diện cho các tiêu chí đo lường, phù hợp với bối cảnh và thực tiễn riêng của từng nền kinh tế.
3. Thực trạng phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam
Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn coi phát triển kinh tế bền vững là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu hiện nay, đồng thời quyết tâm thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng thành chiều sâu, đi liền với đó là năng suất lao động, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Về tốc độ tăng trưởng: Thành tự ưu tú nhất của nền kinh tế Việt Nam chính là tốc độ phát triển kinh tế luôn đạt mức cao từ khi thực hiện đổi mới cho đến nay. Quy mô nền kinh tế của Việt Nam luôn đạt mức độ cao ổn định giúp đưa Việt Nam gia nhập danh sách những quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng cao không chỉ trong khu vực mà còn cả toàn thế giới.
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Trong giai đoạn 2011 - 2019, dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP. Ngành công nghiệp giờ đây không còn sở hữu vị trí quan trọng như những năm trước khi đổi mới. Sự thay đổi này chứng minh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn và mang đến hiệu quả rõ rệt bởi chỉ có ngành dịch vụ và công nghệ mới có thể tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế phát triển bền vững tại Việt Nam.
Về thu nhập của người dân cùng tỷ lệ xóa đói giảm nghèo: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người gia tăng ổn định. Trong giai đoạn 2010-2014, GDP bình quân đầu người tăng trung bình 4,93% mỗi năm. Đến giai đoạn 2016-2019, tốc độ tăng trưởng này đã được nâng lên mức trung bình 5,6% mỗi năm, vượt xa mục tiêu 4-4,5% đặt ra cho cả thời kỳ 2016-2030.
4. Những vấn đề đặt ra với phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam
Những thành tựu mà nền kinh tế Việt Nam đã đạt được trong những năm qua là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trên thực tế, việc phát triển kinh tế nhanh chóng của nước ta vẫn tồn tại những vấn đề hạn chế nhất định:
- Việt Nam sở hữu một nền kinh tế tăng trường cao nhưng vẫn không đảm bảo được sự ổn định và nhanh chóng.
- Kinh tế vĩ mô cân đối lớn nhưng chưa có được sự ổn định.
- Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn chưa cao. Các doanh nghiệp trong nước vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
- Các vấn đề liên quan đến an sinh xã hội và giảm nghèo đang đặt ra nhiều thách thức cần được chú trọng và giải quyết.
- Công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên còn nhiều hạn chế, đòi hỏi nỗ lực cải thiện và tăng cường phối hợp.
5. Một số giải pháp khắc phục tình trạng phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam
Tập trung vào đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế bằng cách chuyển từ tăng trưởng dựa trên các yếu tố bên ngoài và phát triển theo chiều rộng (như vốn và lao động) sang tăng trưởng theo chiều sâu (như nâng cao năng suất lao động, khoa học công nghệ) và phát huy các yếu tố nội lực như nguồn nhân lực chất lượng cao và thị trường tiêu thụ nội địa. Những ưu tiên đổi mới này nhằm đạt được sự phát triển bền vững và nhanh chóng trong thời gian tới, bao gồm:
- Khai thác tối đa nội lực của nền kinh tế, bao gồm vai trò quan trọng của các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, FDI và khu vực nông nghiệp, đồng thời thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực quốc tế. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để tăng năng suất lao động, đầu tư vào nghiên cứu phát triển (R&D), tiếp cận công nghệ tiên tiến; áp dụng quản lý hiện đại, khai thác tiềm năng con người và khuyến khích sản xuất – kinh doanh để tạo ra giá trị gia tăng cao, giúp nền kinh tế hội nhập hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.
- Phát triển kinh tế vùng và liên vùng, với cơ chế riêng nhằm mục đích phát huy tiềm năng của từng khu vực, đặc biệt ưu tiên các vùng kinh tế động lực để tạo sức lan tỏa đến các khu vực xung quanh. Ban hành chính sách hỗ trợ phát triển cho các vùng gặp khó khăn, như vùng sâu, xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để đảm bảo tăng trưởng không tụt hậu. Đồng thời, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền rõ ràng giữa Trung ương và địa phương, gắn với quy hoạch vùng, phân công trách nhiệm từng địa phương để tránh tình trạng đầu tư trùng lặp, thiếu hiệu quả.
- Thiết lập cơ chế đột phá cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút nguồn lực để vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, khai thác bền vững tài nguyên biển và đảo. Đầu tư có trọng tâm vào các khu kinh tế ven biển để gia tăng hiệu quả hoạt động, phát huy tiềm năng kinh tế biển của đất nước.
Các biện pháp này giúp Việt Nam tiến tới một nền kinh tế bền vững và chủ động, tận dụng hiệu quả cả nguồn lực trong và ngoài nước.
6. Lời kết
Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về phát triển kinh tế bền vững. Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó dành cho bạn cũng như góp phần bảo vệ môi trường ngày một xanh - sạch - đẹp. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại GREEN IN để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!