Biến đổi khí hậu đang là vấn đề cấp bách được toàn cầu quan tâm bởi những tác động nghiêm trọng của nhân loại lên môi trường sống. Chính vì vậy, những hoạt động giảm thiểu phát thải carbon đang đóng vai trò then chốt trong quá trình đẩy lùi tình trạng ngày một gia tăng của hiệu ứng nhà kính. Vậy hãy cùng GREEN IN tìm hiểu về net zero emissions là gì thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Net zero emission là gì?
Theo IPCC - Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu, net zero emissions còn được biết đến với tên gọi phát thải ròng bằng 0, là kết quả của quá trình cân bằng giữa lượng khí thải nhà kính phát ra và được loại bỏ khỏi bầu khí quyền. Điều này có nghĩa là trong một khoảng thời gian xác định, các hoạt động gây phát thải mới sẽ được loại bỏ hoàn toàn và tạo điều kiện để giảm thiểu lượng khí thải đang tồn tại trong bầu khí quyển.
Cho đến năm 2050, con người cần đạt được mục tiêu net zero emission nếu muốn đảm bảo sự sống còn của nhân loại. Chính vì vậy, sự hợp tác, hỗ trợ và nỗ lực không ngừng nghỉ của tất cả các phía là điều vô cùng cần thiết. Chỉ có đoàn kết, sẵn sàng hành động cùng nhau mới có thể đẩy lùi được cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu hiện nay.
2. Phân biệt khái niệm net zero emissions với carbon neutral
Tuy cả net zero emissions và carbon neutral đều là những khái niệm thuộc phạm trù giảm thiểu lượng phát thải carbon nhưng chúng sẽ có những điểm khác biệt như:
Net Zero emission | Carbon neutral | |
Khái niệm | Là thành tựu, kết quả của trạng thái cân bằng lượng khí thải nhà kính thải ra khí quyển bằng cách loại bỏ các hoạt động phát thải của con người trong một khoảng thời gian nhất định. - Theo IPCC | Trạng thái cân bằng giữa lượng khí carbon (CO2) thải vào khí quyển và lượng carbon được loại bỏ khỏi bầu khí quyển. - Theo IPCC |
Loại khí | Tất cả các loại khí nhà kính | Khí carbon |
Đặc điểm | Không có tình trạng phát thải thêm khí CO2 ra bầu khí quyển. | Tuy có phát thải một lượng carbon nhất định ra khí quyển nhưng sẽ tiến hành loại bỏ lượng khí tương đương. |
Phạm vi | Phạm vi 1: Nguồn phát thải trực tiếp từ hoạt động của công ty, gián tiếp Phạm vi 2: Phát thải từ năng lượng mua về dùng. Phạm vi 3: Phát thải từ thượng nguồn và hạ nguồn. | Phạm vi 1: Nguồn phát thải trực tiếp từ hoạt động của công ty, gián tiếp Phạm vi 2: Phát thải từ năng lượng mua về dùng. |
Loại tín chỉ carbon được sử dụng | Tín chỉ loại bỏ carbon. | Tín chỉ carbon tránh, giảm và loại bỏ. |
Có thể thấy, sự khác biệt giữa net zero emissions và carbon đến từ các yếu tố như phạm vi, khả năng đạt được cũng như tiêu chuẩn. Đặc biệt, mục tiêu net zero emissions đã đặt ra nhiều thách thức lớn hơn trong quá trình giảm thiểu phát thải và yêu cầu phải loại bỏ cả phát thải gián tiếp từ chuỗi cung ứng cùng người tiêu dùng.
3. Vai trò to lớn của net zero emissions đối với doanh nghiệp
Nếu khí thải ngày một gia tăng, tình trạng biến đổi khí hậu ngày một nghiêm trọng dẫn đến Trái Đất lụi tàn, toàn nhân loại sẽ sụp đổ. Chính vì vậy, việc hiện thực hoá net zero emissions là điều vô cùng quan trọng.
Chứng minh của khoa học đã chỉ ra rằng để giảm thiểu những hậu quả nghiêm trọng của tình trạng biến đổi khí hậu và bảo vệ sự sống còn của nhân loại trên Trái Đất, chúng ta phải kiểm soát mức tăng nhiệt độ toàn cầu không vượt quá 1,5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Hiện tại, nhiệt độ trung bình của Trái Đất đã tăng lên khoảng 1,1°C so với cuối thế kỷ 19, trong khi lượng khí thải vẫn tiếp tục gia tăng. Để giữ nhiệt độ toàn cầu dưới ngưỡng 1,5°C như mục tiêu của Thỏa thuận Paris, lượng khí thải cần phải giảm 45% vào năm 2030 và đạt mức net zero emissions vào năm 2050.
Điều này đặt ra thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng mở ra cơ hội để họ khẳng định cam kết đối với một tương lai phát triển bền vững.
4. Những cách thức giúp đạt được mục tiêu net zero emissions là gì?
Để đạt được net-zero các doanh nghiệp tổ chức cần ưu tiên giảm tối đa các nguồn phát thải ở cả 3 phạm vi, lượng phát thải còn lại không thể loại bỏ được (theo SBTi chỉ chiếm 10% tổng phát thải) có thể được bù trù bằng tín chỉ carbon loại bỏ. Điều này đòi hỏi sự thay đổi từ tối ưu quá trình sản xuất, sử dụng các nguyên vật liệu các bon thấp và sử dụng các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường hay tăng cường quá trình loại bỏ khí thải nhà kính sẽ giúp mục tiêu net zero emissions được hiện thực hóa. Một số chiến lược lý tưởng giúp hướng hướng tới mức phát thải ròng bằng 0 phải kể đến như:
4.1. Tuân thủ lộ trình trung hoà carbon và đạt chuẩn net zero tại doanh nghiệp
Tuân thủ theo một lộ trình rõ ràng sẽ giúp các doanh nghiệp tuân thủ theo một hướng đi nhất định, đúng chuẩn để thực hiện mục tiêu net zero emissions một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Lộ trình trung hoà carbon
- Bước 1: Kiểm kê khí nhà kính bao gồm phạm vi 1,2.
- Bước 2: Thẩm định báo cáo kiểm kê khí nhà kính.
- Bước 3: Lập kế hoạch và thực hiện giảm phát thải khí nhà kính.
- Bước 4: Bù đắp thiết hụt carbon thông qua đầu tư dự án carbon hoặc mua tín chỉ carbon.
- Bước 5: Chứng nhận Trung hoà carbon.
Lộ trình đạt chuẩn net zerp tại doanh nghiệp
Bước 1: Kiểm kê khí nhà kính bao gồm phạm vi 1, 2, 3.
Bước 2: Thẩm định báo cáo kiểm kê khí nhà kính.
Bước 3:
- Lập kế hoạch giảm phát thải.
- Thiết lập mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
- Thông báo cáo SBTi.
Bước 4:
- Thực hiện các biện pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính đến mức tối thiểu.
- Bù đắp lượng carbon bằng dự án Carbon Removal.
Bước 5: Công nhận Net Zero bởi SBTi.
4.2. Sản xuất và sử dụng nguồn năng lượng phát thải thấp
Các nguồn điện tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học là giải pháp hoàn hảo giúp thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Không chỉ vậy, việc sản xuất điện ít phát thải còn góp phần cắt giảm lượng carbon từ nguồn cung cấp năng lượng, đồng thời có thể kết hợp với các nguồn năng lượng khác để đảm bảo nguồn điện được ổn định và liên tục.
4.3. Thay thế thiết bị, phương tiện dùng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng điện
Chuyển đổi sang các thiết bị, phương tiện chạy bằng điện sẽ giúp giảm thiểu tối đa phát thải carbon sản sinh trong các hoạt động sản xuất và vận chuyển. Đặc biệt, lượng khí thải sẽ được cắt giảm một cách tối đa nhất khi việc sử dụng xe tải/ ô tô điện cùng hệ thống làm mát/lạnh bằng điện cho các công trình kiến trúc được áp dụng phổ biến, sản xuất ra nhiên liệu hydrogen để chạy xe bằng pincell.
4.4. Tối ưu trong việc sử dụng năng lượng
Việc sử dụng năng lượng được tối ưu hóa và áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong quy trình sản xuất và hoạt động thường ngày sẽ giúp giảm tiêu thụ năng lượng và cắt giảm lượng phát thải carbon. Bên cạnh đó, việc tích hợp các công nghệ kỹ thuật số hiện đại trong việc giám sát, điều khiển giúp phát hiện tổn thất, theo dõi theo thời gian thực hỗ trợ việc sử dụng năng lượng hiệu quả hơn cũng là một cách thức giúp hiện thực hoá net zero emissions.
4.5. Carbon dioxide cần được loại bỏ khỏi bầu khí quyển
Sau khi doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp giảm thiểu tối đa lượng khí carbon thì phần còn lại có thể được bù trừ bằng tín chỉ carbon thông qua đầu tư vào các dự án tạo tín chỉ carbon hoặc mua tín chỉ carbon loại bỏ từ các dự án như trồng rừng, tái tạo rừng, sản xuất biochar cải tạo đất hoặc thu giữ khí thải...
5. Chi phí cần bỏ ra để đạt được mục tiêu net zero emissions
Theo tính toán, trong giai đoạn 2011-2020, khí hậu cực đoan đã gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, với tổng thiệt hại ước tính 229.958 tỷ VNĐ (tương đương 10 tỷ USD, theo tỷ giá năm 2022). Nếu không có các biện pháp thích ứng và giảm thiểu phù hợp, ước tính biến đổi khí hậu sẽ khiến Việt Nam mất khoảng 12% đến 14,5% GDP mỗi năm vào năm 2050 và có thể khiến tới một triệu người vào tình trạng nghèo cùng cực vào năm 2030. - Theo thông tin của WB nghiên cứu về tác động của biến đôi khí hậu ở Việt Nam
Mục tiêu net zero emissions là gì sẽ được hiện thực hóa vào năm 2050 khi có được một khoản đầu tư lớn. Báo cáo mới nhất từ Ủy ban Biến đổi Khí hậu đã chỉ ra rằng, chi phí hàng năm để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 ước tính sẽ chiếm khoảng 0,6% GDP vào đầu thập kỷ 2030 và giảm xuống còn 0,5% vào năm 2050. Đầu tư vào các công nghệ carbon thấp dự kiến sẽ tăng từ khoảng 10 tỷ bảng Anh năm 2020 lên 50 tỷ bảng Anh vào năm 2050. Dù những con số này có vẻ lớn, nhưng nếu so sánh với chi phí khắc phục hậu quả nghiêm trọng của biến đổi khí hậu toàn cầu, chúng chỉ chiếm một phần nhỏ. Điều này đặc biệt quan trọng để bảo đảm tính bền vững và an toàn cho tương lai của Trái Đất.
Hướng tới mục tiêu đạt "net zero emissions" (phát thải ròng bằng 0) là trọng tâm mà Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Tại Hội nghị COP26 về biến đổi khí hậu do Liên Hợp Quốc tổ chức tại Glasgow năm 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cam kết loại bỏ dần nhiệt điện than vào năm 2040 và đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu của Việt Nam đã đặt mục tiêu giảm thiểu 43,5% lượng phát thải vào năm 2030 với sự hỗ trợ từ các đối tác quốc tế. Chiến lược cũng đề ra lộ trình phát thải cụ thể cho từng ngành đến năm 2030 và 2050, đi kèm với các giải pháp chi tiết để đạt được những cam kết này.
Tuy nhiên, vốn đầu tư cho quá trình chuyển dịch năng lượng của Việt Nam là một thách thức lớn. Theo ước tính từ McKinsey, Việt Nam có thể giảm từ 80% đến 90% lượng phát thải của tất cả các ngành với chi phí 24 USD cho mỗi tấn CO2 tương đương, hoặc thấp hơn. Đối với ngành giao thông, nếu Việt Nam muốn đạt phát thải ròng bằng 0, hệ thống đường sắt cao tốc cần được triển khai trước năm 2040. Ước tính cho thấy chi phí xây dựng hệ thống này có thể vượt 55 tỷ USD.
6. Lời kết
Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về khái niệm net zero emissions là gì? Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó dành cho bạn cũng như góp phần giúp cải thiện môi trường ngày càng xanh - sạch - đẹp. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của GREEN IN để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!