Blog

Năng lượng không tái tạo là gì? Các giải pháp thay thế cho doanh nghiệp

Năng lượng không tái tạo là gì? Các giải pháp thay thế cho doanh nghiệp

Năng lượng không tái tạo từ trước đến nay đều đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của toàn nhân loại. Tuy nhiên, đứng trước nguy cơ nguồn năng lượng này bị khai thác quá mức và dẫn đến tình trạng dần cạn kiệt, con người cần phải làm gì? Để giải quyết vấn đề này, hãy cùng GREEN IN tìm hiểu về năng lượng không tái tạo cùng những giải pháp thay thế bền vững thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Năng lượng không tái tạo là gì?

Năng lượng không tái tạo được hiểu là những nguồn năng lượng được khai thác trực tiếp từ tự nhiên bao gồm than đá, dầu mỏ, khoáng sản, uranium cùng các nguồn tương tự khác. Chúng đều được rải rác trên khắp hành tinh. Do quá trình hình thành kéo dài từ hàng triệu đến hàng trăm triệu năm, các nguồn năng lượng này không thể tái tạo nhanh chóng. Điều này đồng nghĩa với việc, theo thời gian, chúng sẽ dần cạn kiệt và không thể phục hồi.

2. Các nguồn năng lượng không tái tạo tồn tại trên Trái Đất

Hiện nay, năng lượng không tái tạo sẽ được phân loại thành hai nhóm năng lượng chính bao gồm:

2.1. Năng lượng hoá thạch

Năng lượng hoá thạch là nguồn năng lượng được khai thác trực tiếp các khoáng chất, hoá thạch nằm sâu trong lòng Trái Đất bao gồm:

  • Dầu mỏ: Là nguồn năng lượng quyết định đến sự sinh tồn và phát triển của nhân loại khi được ứng dụng dần như trong mọi lĩnh vực từ công nghiệp, sản xuất điện, năng lượng, hoá chất hay vận tải. 
  • Than đá: Đây là nguồn năn lượng được khai thác từ trong lòng đất và sử dụng bằng cách đốt cháy, than đá tạo ra nhiệt năng phục vụ cho các hoạt động sản xuất công nghiệp.
  • Khí tự nhiên: Bao gồm các hợp chất hydrocarbon, khí tự nhiên được chiết xuất từ các mỏ dầu khí nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng và sản xuất trong nhiều lĩnh vực. 

năng lượng hoá thạch

2.2. Năng lượng hạt nhân

Năng lượng hạt nhân được xếp vào nhóm năng lượng không tái tạo. Trong quá trình phản ứng hạt nhân, các chất phóng xạ như Thorium hay Uranium-235 để sản sinh ra nguồn năng lượng khổng lồ. Tuy quá trình tạo ra năng lượng hạt nhân không khiến sản sinh ra khí nhà kính, hạn chế sự tác động đến môi trường nhưng vấn đề quan trọng khi sản xuất nguồn năng lượng này chính là quá trình xử lý rác thải và chất thải hạt nhân đảm bảo an toàn. 

3. Ưu - nhược điểm của năng lượng không tái taọ

3.1. Ưu điểm

Năng lượng hoá thạch

  • Năng lượng hoá thạch vốn là nguồn năng lượng có sẵn trong tự nhiên nên quá trình khai thác, sử dụng đều vô cùng nhanh chóng và thuận tiện. 
  • Dễ dàng trong việc vận chuyển, trao đổi và mua bán. 
  • Năng lượng hoá thạch đóng vai trò không thể chối bỏ trong các cuộc cách mạng công nghiệp từ xưa đến nay. 
  • Con người hiện nay có thể tận dụng tối đa nguồn năng lượng hoá thạch nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ. 

Năng lượng hạt nhân

  • Quá trình sản xuất nguyên liệu hạt nhân dường như thải ra môi trường rất ít lượng khí thải khi so sánh với năng lượng hoá thạch, từ đó giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. 
  • Phản ứng hạt nhân có khả năng cung cấp năng lượng vượt trội hơn so với các nguồn năng lượng khác. Ví dụ như với cùng một thể tích nhiên liệu, năng lượng tạo ra từ phản ứng hạt nhân có thể lớn gấp nhiều lần so với khí đốt hoặc dầu mỏ.

năng lượng hạt nhân

3.2. Nhược điểm

Năng lượng hoá thạch

  • Đây là nguồn năng lượng hoàn toàn có thể cạn kiệt và không thể phục hồi lại nếu không được khai thác và sử dụng hợp lý. 
  • Sử dụng năng lượng hoá thạch có thể sản sinh ra khối lượng lớn khí CO2, từ đó khiến tình trạng ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính ngày một nghiêm trọng. 
  • Đốt cháy nguyên liệu hoá thạch cũng sẽ khiến sản sinh ra chất lưu huỳnh đioxit - nguyên nhân dẫn đến mưa axit, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ con người và môi trường tự nhiên. 

Năng lượng hạt nhân

  • Tình trạng rò rỉ năng lượng hạt nhân là tai nạn vô cùng khủng khiếp, tác động tiêu cực đến sức khoẻ con người và môi trường xung quanh khu vực bị rò rỉ.
  • Chi phí xây dựng nhà máy hạt nhân vô cùng lớn.

4. Phân biệt năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo

Khi phân biệt năng lượng tái tạo với năng lượng không tái tạo, các bạn cần nắm rõ hai khái niệm này. Nếu như năng lượng không tái tạo đã được giải thích ở phần trên thì năng lượng tái tạo theo Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2014 là: “Năng lượng tái tạo là năng lượng được khai thác từ nước, gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, sóng biển, nhiên liệu sinh học và các nguồn tài nguyên năng lượng có khả năng tái tạo khác.”

Tiêu chíNăng lượng tái tạoNăng lượng không tái tạo
Tầm nhìn ngắn hạn và dài hạnTầm nhìn dài hạn, bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên.Tầm nhìn ngắn hạn, khai thác nhanh mà ít quan tâm đến tác động lâu dài.
Tính bền vữngCó tính bền vững cao, giúp giảm tác động tiêu cực đến môi trường.Tính bền vững thấp, gây ra nhiều tác động xấu đối với môi trường.
Khả năng tái tạoCó khả năng tái tạo liên tục và nhanh chóng.Không thể tái tạo hoặc tái tạo rất chậm.

5. Các giải pháp thay thế năng lượng không tái tạo cho doanh nghiệp

Việc thay thế năng lượng không tái tạo bằng năng lượng tái tạo trong các nhà máy sản xuất không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí lâu dài mà còn góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Sử dụng năng lượng tái tạo giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và hình ảnh bền vững, đồng thời tạo ra cơ hội để cải thiện hiệu quả sản xuất thông qua việc áp dụng các công nghệ xanh. Điều này không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững trong dài hạn, giúp doanh nghiệp chuẩn bị sẵn sàng cho những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng và chính sách bảo vệ môi trường toàn cầu:

  • Năng lượng mặt trời: Lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà là một trong những mô hình năng lượng tái tạo được sử dụng phổ biến nhất hiện khi không chỉ cung cấp nguồn điện dồi dào cho doanh nghiệp đó mà còn giảm thiểu gánh năng cho lưới điện quốc gia vào những giờ cao điểm. Giải pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có lợi thế không gian mái nhà lớn. 
  • Năng lượng gió: Sử dụng tuabin gió tại các vị trí chiến lượng gần nhà máy, các toà nhà lớn có thể giúp tận dụng tối đa khu vực có tốc độ gió mạnh mẽ và ổn định. 
  • Năng lượng sinh học: Tận dụng các chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, chuyển hoá chúng thành nguồn năng lượng nhờ quá trình phân huỷ sinh học giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động vận hành, sản xuất của nhà máy công nghiệp. 
  • Hệ thống thu hồi nhiệt: Tận dụng nguồn nhiệt thải từ quá trình sản xuất để chuyển hoá nó thành nhiệt hay điện năng, từ đó giảm thiểu chi phí và tối ưu hoá việc sử dụng năng lượng. 

năng lượng mặt trời

6. Lời kết

Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về năng lượng không tái tạo. Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó dành cho bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại GREEN IN để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!
 

← Bài trước Bài sau →