Blog

Khái quát về năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Thực trạng, tiềm năng

Khái quát về năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Thực trạng, tiềm năng

Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo nhằm đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng và giảm thiểu tác động đến môi trường. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, ngành năng lượng tái tạo cũng đối mặt với không ít thách thức. Vậy thực trạng phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam ra sao và tiềm năng trong tương lai thế nào? Hãy cùng Green In tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

1. Tổng quan các loại năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm và các loại năng lượng tái tạo tại Việt Nam ngay dưới đây!

1.1. Năng lượng tái tạo là gì?

Năng lượng tái tạo được hiểu là các nguồn năng lượng được khai thác từ quá trình tự nhiên, có khả năng tái tạo liên tục. Đặc biệt, những năng lượng này không bị cạn kiệt theo thời gian mà có thể tái sinh. Nguồn năng lượng này được coi là giải pháp thay thế nguồn năng lượng hóa thạch. Việc này giúp giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường do khai thác năng lượng hóa thạch gây nên.
Năng lượng tái tạo ở Việt Nam ngày càng được chú trọng và phát triển. Việt Nam có tiềm năng ở việc khai thác các nguồn năng lượng tái tạo như: thủy điện, điện gió, điện Mặt Trời, địa nhiệt, điện sinh khối. 

1.2. Các loại năng lượng tái tạo ở Việt Nam

  • Năng lượng mặt trời: Chuyển hóa ánh sáng mặt trời thành điện năng hoặc nhiệt năng.
  • Năng lượng địa nhiệt: Tận dụng nhiệt lượng từ lòng đất để tạo ra điện
  • Năng lượng gió: Sử dụng sức gió để vận hành tuabin, tạo ra điện.
  • Năng lượng thuỷ điện: Khai thác dòng chảy của nước để sản xuất điện
  • Năng lượng thuỷ triều: Sử dụng lực đẩy của thủy triều và sóng để sản xuất điện.
  • Năng lượng sinh học: Chuyển đổi chất thải hữu cơ thành nhiên liệu hoặc điện năng.

2. Năng lượng tái tạo ở Việt Nam - yếu tố quan trọng cho chiến lược phát triển Đất Nước

Năng lượng tái tạo đang trở thành xu hướng phát triển mạnh mẽ trong hệ thống năng lượng toàn cầu. Năng lượng tái tạo là giải pháp bền vững giúp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Nó cũng góp phần tận dụng nguồn năng lượng sạch, an toàn. 
Theo dự báo, lĩnh vực này sẽ tăng trưởng trung bình 7,1% mỗi năm trong hai thập kỷ tới. Và có thể thay thế than đá để trở thành nguồn năng lượng chủ đạo trên thế giới vào năm 2040.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của năng lượng tái tạo, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển lĩnh vực này. Việt Nam cũng cam kết mạnh mẽ trong việc giảm phát thải ròng về “0” (Net-zero) vào năm 2050. Điều này thể hiện sự quyết tâm trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Trên thực tế, Việt Nam sở hữu nhiều tiềm năng lớn để khai thác các nguồn năng lượng tái tạo. Đặc biệt là năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Để tận dụng lợi thế này, nước ta đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi năng lượng. Quá trình sẽ giảm dần sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, ưu tiên phát triển nguồn điện sạch và hạn chế phát thải khí nhà kính.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng chú trọng thu hút đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Chính phủ khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời, điện gió và nhiệt điện. Việt Nam không chỉ tận dụng nguồn lực trong nước mà còn tích cực hợp tác với các đối tác quốc tế.

3. Tiềm năng của năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay là gì?

Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc phát triển năng lượng tái tạo nhờ vào điều kiện tự nhiên thuận lợi và chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Có thể kể đến các tiềm năng nổi bật của năng lượng tái tạo dưới đây:
Nguồn tài nguyên phong phú: Các nguồn tài nguyên tự nhiên của Việt Nam rất phong phú. Tập hợp tất cả những yếu tố giúp khai thác năng lượng hiệu quả.
Chính sách và cam kết mạnh mẽ từ Chính phủ: Chính phủ ban hành nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào năng lượng tái tạo.
Có khả năng thu hút đầu tư quốc tế: Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Đặc biệt là các doanh nghiệp đến từ châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Xu hướng chuyển đổi năng lượng và nhu cầu thị trường: Nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam tăng trung bình 8-10% mỗi năm. Trong khi nguồn cung điện từ nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt.
Cơ hội phát triển công nghệ và nguồn nhân lực: Việt Nam đang từng bước phát triển các công nghệ lưu trữ điện, sản xuất hydro xanh.

4. Tình hình phát triển của năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Để đạt đỉnh phát thải CO₂ vào năm 2030, ngành điện cần bổ sung 56 GW năng lượng tái tạo, gồm 17 GW điện gió trên bờ và 39 GW điện mặt trời - Theo báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo. Đặc biệt là điện mặt trời và điện gió nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi. Bức xạ mặt trời cao tại miền Trung và miền Nam giúp điện mặt trời tăng trưởng mạnh. Nhờ đó có nhiều dự án quy mô lớn đã đi vào hoạt động.
Điện gió, đặc biệt tại các khu vực ven biển, cũng là nguồn năng lượng tiềm năng. Tuy nhiên, ngành này vẫn gặp thách thức về hạ tầng và công nghệ.

5. Tại sao nói Việt Nam có tiềm năng lớn để khai thác nguồn năng lượng mặt trời?

Việt Nam có lợi thế lớn để khai thác năng lượng mặt trời nhờ vị trí địa lý và khí hậu thuận lợi. Với cường độ bức xạ cao, trung bình mỗi mét vuông nhận khoảng 4-5 kWh/ngày, tương đương hơn 1.500 kWh/năm.
Ánh sáng mặt trời phân bố đồng đều từ Bắc vào Nam, tạo điều kiện phát triển điện mặt trời ở cả đô thị, nông thôn và khu công nghiệp. Đồng thời, nhu cầu điện tăng cao trong bối cảnh phụ thuộc lớn vào năng lượng hóa thạch khiến điện mặt trời trở thành giải pháp bền vững.
Chính phủ Việt Nam cũng có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư, bao gồm ưu đãi thuế, hỗ trợ giá đất. Đặc biệt là cơ chế mua lại điện, thúc đẩy phát triển các dự án năng lượng sạch. Tận dụng tốt nguồn tài nguyên này giúp đảm bảo an ninh năng lượng. Bên cạnh đó, năng lượng còn giảm ô nhiễm, góp phần vào mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính.
Chốt lại, năng lượng mặt trời ở Việt Nam có tiềm năng rất lớn. Nếu Việt Nam biết tận dụng tiềm năng này thì đất nước sẽ có thể đảm bảo nguồn điện bền vững.

6. Tạm kết

Tóm lại, năng lượng tái tạo ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững. Với tiềm năng dồi dào từ năng lượng tái tạo, Việt Nam đang từng bước chuyển đổi sang mô hình năng lượng sạch, thân thiện với môi trường. Hãy theo dõi ngay Green In để cập nhật những thông tin mới nhất về năng lượng bền vững nhé!
 

← Bài trước Bài sau →