Blog

Hệ sinh thái là gì? Vai trò và giải pháp cải thiện hệ sinh thái

Hệ sinh thái là gì? Vai trò và giải pháp cải thiện hệ sinh thái

“Dấu chân sinh thái” do con người tạo nên ngày càng được mở rộng, mang đến những tác động to lớn đối với hệ sinh thái toàn cầu. Có thể thấy, hệ sinh thái là một trong những khái niệm đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với cuộc sống của con người. Vậy hệ sinh thái là gì? Hãy cùng GREEN IN tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Hệ sinh thái là gì?

Theo khoản 9 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học năm 2008, khái niệm hệ sinh thái là gì được giải thích rõ như sau: “Hệ sinh thái là quần xã sinh vật và các yếu tố phi sinh vật của một khu vực địa lý nhất định, có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau.” Hiểu một cách đơn giản, hệ sinh thái là một hệ thống các sinh vật tồn tại trong một khu vực nhất định. Đây là nơi mà chúng có thể tương tác và trao đổi với như cũng như với các yếu tố phi sinh vật khác trong môi trường. Sự phối hợp này đảm bảo điều kiện để các sinh vật có thể tồn tại và phát triển bền vững.

khái niệm hệ sinh thái

2. Các thành phần cấu tạo hệ sinh thái

Một hệ sinh thái trong tự nhiên sẽ được hình thành từ hai thành phần chính bao gồm phi sinh học và sinh học: 

2.1. Thành phần phi sinh học (Sinh cảnh)

Phi sinh học là những thành phần có vai trò hỗ trợ sinh vật tồn tại và phát triển trong môi trường sống tự nhiên nhưng lại không có sự sống riêng biệt như:

  • Các thành phần vật lý: Nhiệt độ, ánh sáng, nước, gió, khí quyển, địa hình, thổ nhưỡng…
  • Các thành phần hoá học: Các hợp chất hữu cơ như lipid, protein, muối, đường cũng như các nguyên tố hoá học sản sinh và tồn tại trong quá trình trao đổi vật chất. 
  • Các đồng vị sinh học này không phụ thuộc vào sinh vật để tồn tại, mà trái lại, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình phân tầng sinh học của quần xã trong hệ sinh thái.

sinh cảnh

2.2. Thành phần sinh học

Đây là thành chính trong hệ sinh thái được phân chia thành nhiều nhóm sinh vật khác nhau như sinh vật dị dưỡng, sinh vật tự dưỡng và sinh vật trung gian. Chúng cùng nhau hình thành một mạng lưới đa dạng và gắn kết chặt chẽ:

  • Nhóm sinh vật tự dưỡng là những sinh vật sẽ tự sản xuất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể thông qua nguồn phi sinh học. Một số đại diện đặc trưng của nhóm sinh vật này phải kể đến như thực vật, một số loại vi khuẩn (khuẩn lưu huỳnh, khuẩn lam…), tảo đơn bào… Quá trình phát triển của sinh vật tự dưỡng sẽ phụ thuộc phần lớn vào quá trình quang hợp. 
  • Nhóm sinh vật dị dưỡng còn có tên gọi khác là nhóm sinh vật tiêu thụ. Các nguồn dinh dưỡng nuôi sống cơ thể sinh vật dị dưỡng sẽ được cung cấp thông qua hoạt động tìm kiếm chủ động như săn bắt, hái lượm. Đối tượng đại diện cho nhóm sinh vật dị dưỡng là các loài động vật. Bên cạnh đó, một số loại vi sinh vật, nấm sở hữu khả năng tương tự cũng được xếp vào nhóm sinh vật này. Đây là nhóm sinh vật có vai trò quan trọng nhất trong quá trình hình thành vòng tuần hoàn sinh thái trong khu vực. 
  • Nhóm sinh vật phân giải trung gian đóng vai trò trong quá trình phân huỷ và tái tạo dinh dưỡng, từ đó giúp duy trì sự cân bằng cho hoạt động sống trong hệ sinh thái. Không bị tác động bởi những thiên địch như hai nhóm còn lại, sinh vật phân giải trung gian đảm bảo sự tuần hoàn vật chất diễn ra liên tục. 

sinh vật dị dưỡng

3. Vai trò của hệ sinh thái

Có thể nói, một hệ sinh thái bền vững giữ vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như toàn hành tinh. Một số vai trò cốt lõi của hệ sinh thái bền vững bao gồm: 

  • Cung cấp nguồn thực phẩm: Hệ sinh thái đóng vai trò là nguồn cung cấp thực phẩm thiết yếu cho con người và các loài sinh vật khác trên Trái Đất. 
  • Đảm bảo nguồn nước sạch: Rừng, sông ngoài và hệ sinh thái góp phần duy trì và lọc sạch nguồn nước, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và duy trì sự sống của con người cùng nhiều loài sinh vật. 
  • Sản sinh không khí trong lành: Cây xanh cùng các loài thực vật tồn tại trong hệ sinh thái thông qua quá trình quang hợp sẽ sản sinh ra khí oxy, từ đó cải thiện bầu không khí. 
  • Cung cấp tài nguyên thiên nhiên: Hệ sinh thái là nguồn cung ứng các tài nguyên quý giá như gỗ, khoáng sản, dầu mỏ và nhiều sản phẩm cần thiết khác phục vụ đời sống và sản xuất.
  • Duy trì cân bằng sinh thái: Hệ sinh thái là môi trường giúp suy trì sự cân bằng giữa các loài và môi trường. Chẳng hạn, các loài săn mồi kiểm soát số lượng con mồi, góp phần ổn định hệ sinh thái.
  • Điều hoà khí hậu: Các hệ sinh thái như rừng và đại dương hấp thụ lượng lớn CO2, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
  • Bảo vệ môi trường tự nhiên: Hệ sinh thái hỗ trợ bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ đất đai và các cảnh quan tự nhiên, giúp duy trì sự ổn định của môi trường sống.

4. Tình trạng của hệ sinh thái hiện nay

Hệ sinh thái hiện nay đang đối mặt với nhiều nguy cơ suy thoái do tác động mạnh mẽ từ con người. Một số nguy cơ phổ biến bao gồm: 

  • Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức: Các tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, nước rừng đang bị khai thác quá mức. Ví dụ điển hình nhất là tệ nạn phá rừng làm khu vực canh tác, khai thác gỗ phi pháp có thể tác động đến môi trường sống của nhiều loài sinh vật. 
  • Ô nhiễm môi trường: Các hoạt động công nghiệp và sự lỏng leo trong hệ thống xử lý rác thải có thể có thể là nguyên nhân gây tác động đến hệ sinh thái. 
  • Biến đổi khí hậu: Gia tăng khí nhà kính gây nê sự thay đổi khí hậu toàn cầu đã tác động mạnh mẽ đến hệ sinh thái. Điển hình như nhiệt độ toàn cầu tăng cao khiến xuất hiện hiện tượng băng tan, làm mực nước biển dâng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường số của nhiều sinh vật tại khu vực ven biển. 
  • Mất đi môi trường sống: Các dự án quy hoạch đô thị, sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân khiến môi trường sống của nhiều loài sinh vật biến mất, ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên. 
  • Sự xâm lấn của các loài động thực vật gây hại, hay còn gọi là loài xâm lấn, là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hệ sinh thái. Chúng không chỉ làm thay đổi cấu trúc tự nhiên mà còn dẫn đến cạnh tranh nguồn lực, ảnh hưởng tiêu cực đến sự cân bằng sinh thái. Điển hình như cỏ dại, bèo tây, tảo bẹ, cá Koi hay hươu đỏ, những loài này lan rộng nhanh chóng, chiếm ưu thế về tài nguyên và tạo ra môi trường sống khắc nghiệt, làm suy giảm đáng kể sự phát triển của các loài bản địa.

ô nhiễm biển

​​
5. Giải pháp cho hệ sinh thái bền vững

  • Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên: Các nguồn tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, nước, gỗ… cần được khai thái một cách hợp lý. Phương pháp khai thác bền vững cần được áp dụng nhằm đảm bảo quá trình tái  tạo của các nguồn tài nguyên thiên nhiên này. 
  • Giảm thiểu tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường: Áo dụng hiệu quả công nghiệp cùng quy trình sản xuất xanh nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường đất đai, nước và không khí. Các phương tiện công cộng cũng nên được sử dụng rộng rãi, hạn chế phương tiện di chuyển cá nhân và thúc đẩy hành động tiết kiệm năng lượng và tái chế. 
  • Trồng nhiều cây xanh, táo tạo rừng để bù đắp cho tình trạng phá huỷ rừng ngày một diễn ra trầm trọng, từ đó có thể cải thiện môi trường số cho nhiều loài sinh vật trong hệ sinh thái. 
  • Cải thiện ý thức cộng đồng: Thực hiện nhiều chương trình giáo dục cho cộng đồng về tầm quan trọng của hệ sinh thái bền vững, từ đó có thể nâng cao nhận thức và hành động của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường. 
  • Thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như bảo tồn sự đa dạng sinh học, tình trạng biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ sinh thái bền vững toàn cầu. 

6. Lời kết

Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về hệ sinh thái là gì? Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó dành cho bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại GREEN IN để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!
 

← Bài trước Bài sau →