Toàn cầu hoá đang là xu hướng của toàn thế giới, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho nền giáo dục công dân toàn cầu. Khác với những chương trình giáo dục truyền thống khác, giảng dạy cho các lứa học sinh sở hữu tố chất của những công dân toàn cầu giúp họ có thể tự tin bước vào môi trường đa văn hoá, đa sắc tộc. Vậy giáo dục công dân toàn cầu là gì? Nội dung của chương trình giáo dục này sẽ gồm những gì? Hãy cùng GREEN IN tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Công dân toàn cầu là gì?
Theo Liên Hiệp Quốc, công dân toàn cầu được hiểu là những cá nhân cũng như cộng đồng có hoạt động chính trị, xã hội, kinh tế và môi trường theo hướng toàn cầu trên phạm vi thế giới. Không phải là những cá nhân đơn độc có tác động đến xã hội biệt lập, các cá nhân mang danh “công dân toàn cầu” thường đóng vai trò là thành viên của các mạng lưới đa dạng, địa phương hoặc phi địa phương. Thúc đẩy vai trò của công dân toàn cầu trong bối cảnh phát triển bền vững sẽ giúp các cá nhân nâng cao trách nhiệm xã hội, hành động vì lợi ích chung chứ không chỉ riêng bản thân.
2. Giáo dục công dân toàn cầu là gì?
Giáo dục công dân toàn cầu được định nghĩa là các chương trình giảng dạy được xây dựng với mục đích giúp học sinh trau dồi những kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể thích nghi với môi trường đa văn hoá, đa sắc tộc. Thông thường, chương trình giáo dục công dân toàn cầu sẽ bao gồm kiến thức và ngôn ngữ toàn cầu, kỹ năng hội nhập quốc tế được lồng ghép tinh tế trong các chương trình giảng dạy tại nhà trường.
3. Lợi ích của giáo dục công dân toàn cầu cho học sinh
- Phát triển toàn diện các kỹ năng quan trọng như tư duy sang trọng, khả năng phản biện, xử lý các vấn đề và giao tiếp thông minh: Thông qua các hoạt động thảo luận nhóm, học sinh có thể trau dồi được kỹ năng làm việc nhóm, khả năng lắng nghe và thể hiện ý kiến một cách tinh tế. Không chỉ vậy, giáo dục công dân toàn cầu hướng học sinh trở thành một con người tự tin, biết quan tâm và có trách nhiệm với xã hội, có thể thích hợp với nhiều nền văn hoá, quốc gia khác nhau.
- Tiếp cận với những kiến thức toàn cầu, từ đó phát triển tiềm năng cá nhân và trở thành những người có khả năng tạo nên những sự thay đổi tích cực trong tương lai. Quá trình học tập tại chương trình giáo dục công dân toàn cầu khuyến khích xây dựng mối quan hệ dựa trên sự thấu hiểu và tôn trọng. Khi tham gia các dự án cộng đồng, học sinh học cách tự tin thể hiện ý tưởng, góp phần giải quyết những thách thức xã hội và biết đặt mình vào vị trí của người khác để tăng cường sự đồng cảm và sẵn sàng giúp đỡ.
- Trau dồi cho học sinh những kiến thức và kỹ năng nằm ngoài chương trình học tập truyền thống: Các vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, đói nghèo, bất bình đẳng xã hội… được lồng ghép tinh tế trong quá trình học tập, từ đó học sinh có thể hiểu rõ hơn về trách nhiệm trong việc xây dựng một xã hội toàn cầu công bằng, đoàn kết.
4. Nội dung căn bản của chương trình giáo dục công dân toàn cầu
4.1. Giảng dạy về ngôn ngữ toàn cầu
Tiếng Anh được coi là ngôn ngữ toàn cầu và cũng là tiêu chí quan trọng hàng đầu giúp bạn trở thành một công dân toàn cầu bởi tiếng Anh sẽ được sử dụng thường xuyên trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày. Không chỉ đơn thuần là những công thức ngữ pháp khô cứng, các bài giảng tiếng Anh trong lớp học giáo dục công dân toàn cầu còn giúp học sinh có thể lưu loát trong việc thảo luận, đựa ra ý kiến về một vấn đề, luận điểm trong cuộc sống…
4.2. Trau dồi các kỹ năng của thế kỷ mới
Các kỹ năng thế kỷ mới giúp công dân toàn cầu có thể thích nghi và hoà nhập với cuộc sống mới tại một đất nước hoàn toàn khác biệt về văn hoá, lối sống. Vô vàn những kỹ năng khác nhau mà một công dân toàn cầu phải rèn luyện. Tuy nhiên, nổi bật nhất phải kể đến 3 nhóm kỹ năng dưới đây:
- Bộ kỹ năng The Four C’s
- Bộ kỹ năng Literacy Skills (IMT)
- Bộ kỹ năng Lifeskills (FLIPS)
Chương trình đào tạo công dân toàn cầu thường áp dụng các bài học đầy sáng tạo, sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy để học sinh có thể rèn luyện những kỹ năng cần thiết. Bên cạnh đó, học sinh học tập tại các ngôi trường quốc tế cũng sẽ có cơ hội tham gia các hoạt động thực tế, trở thành tình nguyện viên để gia tăng trải nghiệm cuộc sống.
4.3. Trang bị đầy đủ kiến thức quốc tế
Các bạn sẽ không thể trở thành công dân toàn cầu nếu không cập nhật thông tin về những sự kiện, vấn đề quốc tế đang xảy ra. Chương trình giáo dục công dân toàn cầu sẽ giúp học sinh trang bị tri thức về lịch sử, địa lý, xã hội trên toàn thế giới để có thể tiếp cận với tình hình toàn cầu trước khi bước ra thực tế. Nguyên cứu, phân tích, trình bày các thông tin quốc tế thông qua các dự án, bài thuyết trình là cách giáo viên giảng dạy cho học sinh tại các ngôi trường quốc tế.
Một khía cạnh quan trọng khác mà học sinh có thể trau dồi trong chương trình giáo dục công dân toàn cầu chính là tâm lý vững vàng, khả năng thấu hiểu, thấu hiểu tình cảm, quản trị cảm xúc của bản thân. Có nền tảng về tâm lý, học sinh sẽ có thể dễ dàng kết nối với những con người khác quốc gia, dân tộc, tôn giáo, cùng nhau đoàn kết giải quyết những vấn đề khó khăn của toàn thế giới.
5. Lời kết
Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về giáo dục công dân toàn cầu. Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó dành cho bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại GREEN IN để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!