Môi trường biển giữ vai trò chủ chốt trong việc giữ cân bằng hệ sinh thái cũng như là không gian sinh tồn quan trọng của con người, là nền tảng vững chắc để phát triển bền vững. Tuy nhiên, đứng trước sự thay đổi của biến đổi khí hậu, môi trường biển cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của con người. Vậy giải pháp bảo vệ môi trường biển nào cần được thực hiện ngay tức khắc trong bối cảnh hiện nay? Hãy cùng GREEN IN tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Môi trường biển là gì?
Trước khi tìm hiểu về các giải pháp bảo vệ môi trường biển, các bạn cần hiểu môi trường biển là gì? Trong tài liệu của Chương trình Biển Khu vực (Regional Seas Programme) của UNEP, định nghĩa môi trường biển được định nghĩa như sau: "Môi trường biển là tập hợp các hệ sinh thái, bao gồm nước biển, đáy biển, sinh vật biển, và tất cả các yếu tố liên quan tương tác lẫn nhau và với các hoạt động con người."
Có thể thấy, môi trường biển là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái bởi nó tác động trực tiếp đến đời sống của con người. Đây không chỉ là môi trường số của hàng tỷ loài sinh vật mà còn là nguồn cung cấp tài nghiên dồi dào như dầu mỏ, khí đốt, hải sản.
2. Ô nhiễm môi trường biển là gì?
Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS, 1982): "Ô nhiễm môi trường biển là việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất hoặc năng lượng vào môi trường biển, bao gồm cửa sông, dẫn đến các tác hại như làm tổn hại đến các nguồn tài nguyên sống và hệ sinh thái biển, nguy cơ đối với sức khỏe con người, cản trở các hoạt động biển, bao gồm đánh bắt cá và sử dụng hợp pháp khác của biển, làm giảm chất lượng nước biển và làm suy thoái các giá trị thẩm mỹ của biển."
Tình trạng này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển như gây suy kiệt sự đa dạng sinh vật biển, xói mòn bờ biển, thiệt hại nền kinh tế cũng như sức khoẻ của con người hiện nay.
3. Tình trạng ô nhiễm môi trường biển hiện nay tại Việt Nam
Tình trạng ô nhiễm môi trường biển tại Việt Nam đang trở nên báo động, đặc biệt ở các khu vực ven biển như vịnh Hạ Long, sông Đồng Nai và các vùng biển miền Trung. Báo cáo năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, khoảng 70% lượng rác thải nhựa không được xử lý đúng cách, dẫn đến hiện tượng rác nhựa tích tụ tại các bãi biển và trôi nổi trên biển, gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Các vùng biển này còn đối mặt với sự ô nhiễm từ dầu mỡ, hóa chất độc hại và các kim loại nặng, làm gia tăng áp lực lên hệ sinh thái và đời sống con người. Theo Tổng cục Thống kê, Việt Nam xếp thứ 4 toàn cầu về lượng rác thải nhựa ra biển, với con số 1,8 triệu tấn mỗi năm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ ô nhiễm không chỉ làm suy thoái môi trường biển mà còn đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng và nền kinh tế ven biển.
4. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường biển
4.1. Nguyên nhân tự nhiên
Nhiều yếu tố tự nhiên là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường biển như:
- Hiện tượng tự nhiên: Động đất, sự phun trào nút lửa dưới đáy biển, sóng thần đều có thể gây nên sự biến đổi vô cùn lớn đối với môi trường biển khi chúng đã đưa vào nước biển rất nhiều chất độc hại cũng như trầm tích.
- Sự biến đổi khí hậu: Hiện tượng tan băng ở hai đầu cực Trái Đất do sự nóng lên toàn cầu có thể làm gia tăng mực nước biển, tác động đến dòng chảy đại dương, từ đó góp phần vào sự ô nhiễm môi trường.
4.2. Nguyên nhân do tác động của con người
Ô nhiễm môi trường biển ngày càng gia tăng phần lớn là do sự tác động của hoạt động con người như:
Chất thải được tạo nên từ hoạt động công - nông nghiệp
Nhiều trang trại nông nghiệp, khu công nghiệp, nhà máy thải ra môi trường nước một lượng lớn nước thải không qua xử lý nhằm tiết kiệm chi phí. Điển hình như các nhà máy hoá chất thường thải ra sông hồ các hoá chất vô cùng độc hại như chì, thuỷ ngân, hợp chất hữu cơ khó phân thuỷ. Từ khu vực sông hồ, chúng sẽ theo dòng nước mà đi ra biển, gây nên tình trạng ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật biển cũng như con người.
Xả rác bừa bãi
Những đồ vật sử dụng một lần như chai nhựa, túi nhựa khi khi bị vứt bừa bãi có thể là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng. Theo nghiên cứu của Viện Hải dương học Việt Nam, 730000 tấn rác nhựa mỗi năm được thải ra ngoài môi trường biển, trong đó, chỉ khoảng 9% số rác thải đó được mang đi tái chế. Khối lượng rác thải “khổng lồ” có thể gây hại trực tiếp đến các loài sinh vật biển, đồng thời gây suy giảm chất lượng nguồn nước.
Hoạt động khai thác, vận chuyển dầu mỏ
Không khó để nhận thấy rằng, các vị tràn dầu do giàn khoan khai thác dầu bị rò rỉ, tai nạn tài chở dầu đều là những nguyên nhân khiến một khối lượng dầu khổng lồ tràn ra biển lớn, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái biển.
Hoạt động du lịch
Sự gia tăng lượng du khách kéo theo việc phát sinh đáng kể rác thải, nước thải và tiếng ồn, tạo áp lực nặng nề lên môi trường biển. Các bãi biển nổi tiếng thường xuyên đối mặt với tình trạng ô nhiễm do rác thải và nước thải từ các nhà hàng, khách sạn, cùng các hoạt động giải trí, dẫn đến suy thoái môi trường biển và làm giảm đáng kể trải nghiệm du lịch.
5. Hậu quả nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường biển
Ô nhiễm môi trường biển không chỉ gây tổn hại đến hệ sinh thái mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và kinh tế, bao gồm:
- Suy giảm đa dạng sinh học: Nhiều loài sinh vật biển đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng hoặc giảm sút nghiêm trọng về số lượng do môi trường sống bị phá hủy. Theo báo cáo của WWF, số lượng sinh vật biển đã giảm 49% chỉ trong vòng 40 năm qua, cho thấy một nguy cơ đáng báo động đối với hệ sinh thái biển.
- Tác động đến sức khỏe con người: Ô nhiễm biển gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe như các bệnh ngoài da, bệnh hô hấp từ không khí nhiễm độc, và nguy cơ ngộ độc thực phẩm do hấp thụ hải sản nhiễm chất độc hại. Tình trạng này làm gia tăng các bệnh lý mãn tính, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống.
- Thiệt hại kinh tế: Ngành du lịch biển và thủy sản đang chịu tổn thất nặng nề bởi ô nhiễm môi trường, kéo theo hệ quả là thiệt hại lớn cho cộng đồng ven biển. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm, ô nhiễm biển có thể gây thiệt hại lên tới hàng tỷ USD, đẩy nhiều cộng đồng vào tình trạng khó khăn kinh tế.
6. Một số giải pháp bảo vệ môi trường biển
6.1. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển của cộng đồng
Một trong những giải pháp bảo vệ môi trường biển thiết thực nhất đó chính là nâng cao ý thức của người dân. Tuyên truyền, giáo dục thông qua các chiến dịch xanh là phương pháp hiệu quả để cải thiện nhận thức cộng đồng về những tác hại nghiêm trọn của tình trạng ô nhiễm biển cũng như trách nhiệm của mỗi công dân trong việc đầy lùi nó.
Việc tổ chức các chiến dịch bảo vệ môi trường biển như thu gom rác thải ven biển, trồng cây xanh và nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ hệ sinh thái biển, cần được thực hiện thường xuyên và đồng bộ. Đồng thời, thúc đẩy lối sống xanh thông qua việc ưu tiên sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa, cùng với tiết kiệm tài nguyên như nước và năng lượng, chính là những giải pháp thiết thực giúp bảo vệ môi trường biển một cách bền vững.
6.2. Quản lý hoạt động khai thác các nguồn tài nguyên biển
Để có thể bảo vệ môi trường biển, các hoạt động khai thái tài nguyên biển cần được quản lý sát sao. Các bộ, cơ quan cần ban hành các quy định về khai thái biển bền vững, từ đó nghiêm minh xử lý những trường hợp vi phạm, khai thác quá mắc hay sử dụng các phương pháp khai thác mang tính huỷ diệt. Quy hoạch khai thác cần được lên kế hoạch hợp lý và khoa học với việc đặt vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái biển lên hàng đầu.
6.3. Thu gom kết hợp xử lý rác thải
Để hạn chế ô nhiễm, việc quản lý và xử lý rác thải từ sinh hoạt và công nghiệp cần được triển khai đồng bộ và hiệu quả. Các hệ thống thu gom rác trên bờ và ven biển phải được nâng cấp, đảm bảo phân loại và xử lý rác đúng quy trình. Đặc biệt, xây dựng các hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, ngăn chặn tình trạng xả thải trực tiếp ra biển, là giải pháp thiết yếu. Đồng thời, giảm thiểu rác thải nhựa bằng cách hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, thúc đẩy thu gom và tái chế nhựa hiệu quả sẽ góp phần giảm đáng kể lượng rác thải nhựa tại các đại dương.
6.4. Phát triển du lịch biển bền vững
Hướng đến sự bền vững, ngành du lịch biển cần có những chiến lược quy hoạch phù hợp để giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Tuyên truyền và giáo dục du khách về ý thức bảo vệ môi trường biển là bước quan trọng. Việc khuyến khích tham gia các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường và xử lý rác thải phát sinh từ hoạt động du lịch sẽ góp phần giảm áp lực ô nhiễm từ lĩnh vực này.
6.5. Tăng cường hợp tác quốc tế
Hợp tác quốc tế đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ môi trường biển. Chúng ta cần chia sẻ kinh nghiệm và công nghệ xử lý ô nhiễm, tham gia tích cực vào các hiệp định quốc tế về bảo vệ đại dương, đồng thời tuân thủ nghiêm các cam kết đã ký kết. Việc thúc đẩy hợp tác khu vực để cùng giải quyết các vấn đề môi trường biển xuyên biên giới cũng là một giải pháp quan trọng, hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường biển một cách toàn diện và hiệu quả.
7. Lời kết
Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về các giải pháp bảo vệ môi trường biển. Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó dành cho bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!