Blog

Doanh nghiệp phát triển bền vững: Xu hướng thời đại toàn cầu

Doanh nghiệp phát triển bền vững: Xu hướng thời đại toàn cầu

Trong bối cảnh nền kinh tế diễn biến phức tạp, để tạo dựng được môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và giữ chân được khách hàng thì cần áp dụng những giải pháp kinh doanh độc đáo, không chỉ mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn phải chú trọng đến yếu tố xã hội và môi trường. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phát triển bền vững ngày càng phổ biến và chứng minh được sự đúng đắn của loại hình kinh doanh này. Hãy cùng GREEN IN tìm hiểu về doanh nghiệp phát triển bền vững qua bài viết dưới đây nhé!

1. Doanh nghiệp phát triển bền vững là gì?

Doanh nghiệp phát triển bền vững được hiểu là những doanh nghiệp kinh doanh dựa trên quy tắc nhân văn giúp mang đến sự cân bằng giữa lợi nhuận với trách nhiệm với các vấn đề môi trường, xã hội. Loại hình kinh doanh này không chỉ giúp mang đến lợi nhuận bền vững cho doanh nghiệp mà còn tạo dựng được khả năng cạnh tranh, hình ảnh uy tín trên thị trường. 

doanh nghiệp phát triển bền vững là gì

2. Những lợi ích của doanh nghiệp theo đuổi phát triển bền vững

  • Xây dựng hình ảnh uy tín: Doanh nghiệp theo đuổi mô hình phát triển bền vững chú trọng vào những hoạt động bảo vệ môi trường, ổn định xã hội thường nhận được sự tin tưởng của đối tác, khách hàng.
  • Hiệu quả kinh doanh được cải thiện: Việc áp dụng phát triển bền vững vào trong quy trình quản lý doanh nghiệp giúp giảm thiểu sự lãng phí, tối ưu hóa hoạt động sản xuất, nâng cao hoạt động kinh doanh. 
  • Gia tăng cơ hội gia nhập thị trường mới: Nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ bền vững đang có xu hướng gia tăng. Doanh nghiệp từ đó có thể hút các nhóm khách hàng tiềm năng mới đồng thời gia tăng thị phần. 
  • Giảm thiểu rủi ro: Doanh nghiệp tập trung vào phát triển bền vững sở hữu khả năng quản lý rủi ro vượt trội, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến quy định pháp lý, xã hội và biến đổi khí hậu. 
  • Tăng khả năng đổi mới: Doanh nghiệp phát triển bền vững tập trung vào sự đổi mới, sáng tạo, từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. 

3. Quy trình giúp doanh nghiệp thực hiện phát triển bền vững

Để có thể áp dụng chiến lược phát triển bền vững vào trong doanh nghiệp, ban lãnh đạo cần thực hiện những bước sau: 

quy trình thực hiện phát triển bền vững

3.1. Bước 1: Xác định thực trạng của doanh nghiệp so với phát triển bền vững

Trước khi áp dụng kế hoạch phát triển bền vững, ban lãnh đạo cần đánh giá lại tình trạng của doanh nghiệp từ tình hình tài chính, vị trí trên thị trường…, đồng thời nghiên cứu mức độ tác động của các quy tắc phát triển bền vững đến sự phát triển của doanh nghiệp. Có thể nói, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ được cốt lõi của chiến lược phát triển bền vững có mang lại lợi ích hay tỷ lệ thành công ra sao thay vì chỉ chạy theo xu hướng. 

3.2. Bước 2: Xây dựng chiến lược

Dựa trên ba yếu tố cốt lõi của phát triển bền vững bao gồm kinh tế - môi trường - xã hội, doanh nghiệp cần đưa ra ý tưởng, xây dựng kế hoạch sao cho phù hợp với từng yếu tố và phát huy được lợi thế nội tại của mình, phát triển dựa trên điểm mạnh.. 

3.3. Bước 3: Thiết lập lộ trình chuyển đổi

Sau khi đã xây dựng phương hướng triển khai phát triển bền vững, doanh nghiệp cần xác định lộ trình rõ ràng trong việc chuyển đổi từ cách thức kinh doanh cũ sang hình thức phát triển bền vững mới này. Lộ trình này không chỉ đóng vai trò giúp quá trình triển khai trong tương lai được dễ dàng hơn mà còn như một “giáo án” hỗ trợ đội ngũ nhân sự có thể thích nghi với cách thức làm việc mới một cách nhanh chóng.

3.4. Bước 4: Áp dụng vào quá trình vận hành và triển khai

Trước khi thực sự bắt tay vào thực hiện, đội ngũ lãnh đạo cần xác định lại những yếu tố cần thay đổi trong doanh nghiệp, đặc biệt là phần nhân sự có liên quan trực tiếp đến tỷ lệ thành công của chiến lược phát triển bền vững. Doanh nghiệp có thể xây dựng một nhóm nhân viên cốt lõi nhận phụ trách giám sát và hướng dẫn. Đồng thời trong quá trình vận hành, doanh nghiệp cũng nên truyền thông nội bộ để đội ngũ nhân viên có thể thấm nhuần tư tưởng nhân đạo, hướng tới phát triển bền vững để cùng đồng hành với đội ngũ cán bộ quản lý. 

3.5. Bước 5: Báo cáo và công bố thông tin

Công đoạn bắt buộc trong quy trình thực hiện thay đổi chiến lược phát triển bền vững chính là doanh nghiệp cần báo cáo mọi thông tin ESG đến với các tổ chức có liên quan. Mục đích của quá trình này chính là hoạt động truyền thông, quảng bá, công bố với bên ngoài về chiến lược, lộ trình, ưu tiên phát triển bền vững của doanh nghiệp, đồng thời đây cũng là lời mời gọi hợp tác,  khẳng định uy tín, danh tiếng trên thị trường.

4. Một số doanh nghiệp điển hình trong ứng dụng mô hình phát triển bền vững

4.1. Vinamilk

Vinamilk là một trong số ít doanh nghiệp tiên phong áp dụng mục tiêu phát triển bền vững theo cam kết của Chính phủ tại COP26 với chương trình hành động chiến lược "Vinamilk Pathways to Dairy Net Zero 2050". Đây là doanh nghiệp sữa đầu tiên không chỉ tại Việt Nam mà còn trên phạm vi toàn cầu cam kết tham gia sáng kiến “Pathways to Dairy Net Zero”, khẳng định lộ trình cụ thể để đạt Net Zero vào năm 2050. Một trong những dự án nổi bật của Vinamilk là "Cánh rừng Net Zero Vinamilk", được triển khai nhằm bảo vệ môi trường và tăng cường khả năng hấp thụ khí nhà kính.

chương trình phát triển bền vững của vinamilk

Chỉ sau chưa đầy một năm công bố lộ trình này, Vinamilk đã thành công trong việc đưa ba đơn vị sản xuất đạt chứng nhận trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS2060:2014. Đây cũng là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên có cả nhà máy và trang trại đạt tiêu chuẩn trung hòa carbon này, thể hiện nỗ lực không ngừng nghỉ trong hành trình "xanh hóa" chuỗi sản xuất và đóng góp vào sứ mệnh phát triển bền vững. Những nỗ lực của Vinamilk là minh chứng rõ ràng cho cam kết mạnh mẽ trong việc thực hiện chiến lược phát triển bền vững và gắn bó với sứ mệnh "chăm sóc sức khỏe" mà doanh nghiệp đã duy trì gần 50 năm.

4.2. Vinfast

VinFast là đơn vị sản xuất xe điện hàng đầu tại Việt Nam. Đây cũng là biểu tượng doanh nghiệp phát triển bền vững với cam kết giảm thiểu tác động môi trường, thúc đẩy nền kinh tế xanh. Hãng đã sản xuất ra các dòng xe điện như VF e34, VF 8, và VF 9, đồng thời đầu tư vào mạng lưới trạm sạc trên khắp cả nước, giúp giảm lượng khí thải CO2 từ giao thông vận tải. Chính sách cho thuê pin sáng tạo không chỉ tối ưu chi phí cho người dùng mà còn khuyến khích tái sử dụng tài nguyên, đóng góp vào mục tiêu phát thải ròng bằng không (net zero emissions). 

vinfast

4.3. Tập đoàn Pan Group

Tập đoàn PAN Group là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu của Việt Nam trong việc theo đuổi chiến lược phát triển bền vững, tập trung vào sản xuất nông nghiệp và thực phẩm xanh, sạch. Tập đoàn đã tiến hành xây dựng các tiêu chuẩn và cơ chế giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo mọi hoạt động tuân thủ các thông lệ quốc tế về môi trường và trách nhiệm xã hội. Điển hình là việc triển khai các dự án vùng trồng hữu cơ, ứng dụng công nghệ hiện đại như hấp không oxy tại Lafooco, hay đầu tư vào nhà máy chế biến gạo Vinarice với công nghệ cao đạt chuẩn ESG. 

tập đoàn pan group

5. Lời kết

Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về doanh nghiệp phát triển bền vững. Hy vọng những thông tin của chúng tôi đã giúp ích phần nào đó dành cho bạn cũng như góp phần bảo vệ môi trường ngày một xanh - sạch - đẹp. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại GREEN IN để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!
 

← Bài trước Bài sau →