Blog

Cộng đồng xanh: Hướng đi bền vững cho tương lai

Cộng đồng xanh: Hướng đi bền vững cho tương lai

Trong bối cảnh các vấn đề môi trường như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng diễn ra nghiêm trọng, nhận thức về bảo vệ môi trường, phong trào sống xanh hay xây dựng cộng đồng xanh trở thành yếu tố được chú trọng hơn bao giờ hết. Vậy cộng đồng xanh là gì? Thách thức trong việc nâng cao nhận thức của người dân về cộng đồng xanh đang gặp phải những vấn đề nào? Hãy cùng GREEN IN tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Cộng đồng xanh là gì?

Cộng đồng xanh bao gồm các tổ chức hay nhóm các cá nhân cam kết thực hiện lối sống bền vững thông qua các hoạt động giảm thiểu tác động đến môi trường như bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu phát thải khí nhà kính, giảm chất thải, sử dụng năng lượng tái tạo, hiệu quả, bảo tồn nguồn nước, thiết kế công trình sử dụng nguyên liệu thân thiện môi trường, tuần hoàn... Đồng thời, cộng đồng xanh cũng nâng cao ý thức người dân về vấn đề bảo vệ môi trường sống, phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hơn cả một khái niệm đơn thuần, cộng đồng xanh đóng vai trò như một lời kêu gọi hành động mang tính tập thể, truyền động lực lan tỏa hành động tích cực với mục đích xây dựng tương lai tươi đẹp hơn. 

cộng đồng xanh

2. Đặc trưng của cộng đồng xanh

2.1. Lối sống bền vững

Cộng đồng xanh bao gồm các thành viên đều có ý thức và thực hành lối sống lành mạnh. Họ ưu tiên việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường như túi vải để đẩy lùi thói quen xả thải túi nylon ra môi trường, bình nước tái sử dụng thay cho chai nhựa dùng một lần. Không chỉ vậy, các phương tiện giao thông công cộng hay các phương tiện phát thải carbon thấp cũng được họ ưu tiên sử dụng. 

2.2. Giáo dục và nâng cao nhận thức

Cộng đồng xanh thường tổ chức nhiều chiến dịch, buổi hội thảo, chương trình giáo dục với chủ đề nâng cao nhận thức của các thành viên và cộng đồng xung quanh về chủ đề bảo vệ môi trường. Điều này giúp lan toả thông điệp sống xanh đến các nhóm dân cư thuộc mọi tầng lớp, độ tuổi, giới tính khác nhau. 

2.3. Hành động tập thể

Các hoạt động như làm sạch khu vực dân cư sinh sống, trồng cây xanh, dọn rác được coi là minh chứng tiêu chuẩn cho tinh thần đoàn kết, cùng nhau chung sức bảo vệ môi trường của cộng đồng xanh. Những hoạt động tập thể này không chỉ giúp cải thiện môi trường mà còn xây dựng được sự gắn kết giữa các thành viên và truyền cảm hứng, động lực cho cộng đồng về các hành động mà mỗi cán nhân có thể thực hiện để gìn giữ môi trường sống an lành cho chính bản thân mình và cộng đồng. 

Ví dụ điển hình nhất cho mô hình cộng đồng xanh thực hiện những hành động mang tính tập thể giúp bảo vệ môi trường đó chính là làng Xanh tại Đức - Feldheim. Tại nơi đây, 150 cư dân đã cùng nhau xây dựng hệ thống lưới điện riêng gồm nhiều tua bin gió giúp kiểm soát giá điện hiệu quả trong thị trấn. 

Không chỉ vậy, tại Việt Nam, mô hình Ấp Xanh sử dụng các giải pháp xanh, tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có để phát triển bền vững mà không làm tổn hại đến môi trường cũng được đẩy mạnh phát triển. 

làng xanh tại đức

2.4. Ứng dụng công nghệ xanh

Nhiều tập thể đã áp dụng công nghệ xanh vào trong cuộc sống, điển hình như việc sử dụng năng lượng tái tạo hay các thiết bị tiết kiệm điện năng, các hệ thống giám sát sử dụng nước, năng lượng thông minh sử dụng AI, blockchain để tự động hóa và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên. Đặc biệt, các mô hình nhà ở sinh thái cũng được thiết kế để giảm thiểu tối đa tình trạng lãng phí tài nguyên, đồng thời tối ưu hoá nguồn năng lượng tự nhiên, kích thích khả năng tái tạo. 

3. Tầm quan trọng của cộng đồng xanh đối với xã hội

  • Bảo vệ môi trường: Thông qua những hành động thực tiễn, cộng đồng xanh giúp giảm thiểu tình trạng xả rác thải, cải thiện tình trạng suy thoái tài nguyên thiên nhiên và hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm. Từ đó, hệ sinh thái sẽ được cải thiện và duy trì, đảm bảo sự sống của nhiều loài sinh vật. 
  • Lan toả ý thức bảo vệ hành tinh: Một cộng đồng xanh không chỉ hoạt động khép kín mà còn giúp lan toả ý thức bảo vệ môi trường đến những người xung quanh. Những chiến dịch nổi bật như “Hãy làm sạch biển” hay “Ngày không rác thải” đã tạo được hiệu ứng tích cực và thu hút hàng nghìn người hưởng ứng và tham gia. 
  • Thúc đẩy phát triển bền vững: Phát triển bền vững là mục tiêu mà cộng đồng xanh luôn hướng tới. Việc nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tái tạo, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên không chỉ giúp ích cho hiện tại mà còn đảm bảo tương lai cho thế hệ sau này. 
  • Hỗ trợ sức khoẻ con người: Một môi trường trong lành do cộng đồng xanh tạo ra giúp cải thiện chất lượng không khí, nguồn nước và thực phẩm. Điều này góp phần nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho con người, đặc biệt là trong bối cảnh đô thị hóa đang gia tăng.

tầm quan trọng của cộng đồng xanh

4. Một số ví dụ thực tế về cộng đồng xanh

Một trong những dự án cộng đồng xanh nhận được sự hưởng ứng nhiều nhất từ phía người dân tại nước ta chính là “Hãy làm sạch biển”. Đây là sáng kiến độc đáo của tổ chức thanh niên tại Việt Nam với mục đích thu gom rác thải nhựa và tái tạo môi trường biển. 

Bên cạnh đó, phong trào “Ngày không rác” cũng được thực hiện tại nhiều khu đô thị thuộc các thành phố lớn thông qua hoạt động kêo gọi mọi người cùng nhau dọn rác thải và phân loại chúng đúng cách. 

Tại nước ngoài, cộng đồng xanh cũng là khái niệm vô cùng phổ biến. Trong đó, nổi bật nhất là phong trào toàn cầu Transition Towns tập trung vào việc giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch, hỗ trợ nền kinh tế địa phương và tăng cường mối quan hệ giữa các cư dân. 

Mô hình cộng đồng xanh thực hiện những hành động mang tính tập thể giúp bảo vệ môi trường đó chính là làng Xanh tại Đức - Feldheim. Tại nơi đây, 150 cư dân đã cùng nhau xây dựng hệ thống lưới điện riêng gồm nhiều tua bin gió giúp kiểm soát giá điện hiệu quả trong thị trấn. 

Bên cạnh đó, trường tiển học Fabindia tại Ấn Độ cũng ví dụ điển hình cho mô hình trường học xanh tiêu biểu trên thế giới khi sử dụng năng lượng mặt trời, đáp ứng 90% nhu cầu sử dụng của nhà trường. Bên cạnh đó, nhà trường còn đầu tư vào hệ thống xử lý nước mưa để xử lý các nhu cầu thiết yếu của nhà trường. 

trường học xanh

5. Thách thức đối với cộng đồng xanh

  • Một số người dân chưa thực sự hiểu rõ về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường hoặc chưa có đủ thông tin về các thực hiện các hành động xanh. 
  • Việc triển khai các dự án xanh thường đòi hỏi đầu tư lớn, trong khi nhiều cộng đồng nhỏ hoặc địa phương chưa có đủ nguồn lực để thực hiện.
  • Những thói quen cũ như sử dụng đồ nhựa dùng một lần, xả rác bừa bãi thường khó có thể thay đổi, từ đó gây trở ngại lớn đối với các phong trào xanh. 
  • Chưa có các quy định, quy tắc hướng dẫn hay tiêu chuẩn cho thiết kế và phát triển mô hình cộng đồng xanh. 
  • Thói quen tiêu dùng theo chủ nghĩa hưởng thụ và chạy đua với tư tưởng sở hữu 'cái mới" mà chưa nhận thức rõ được về tính tương thuộc giữa việc gia tăng sản xuất đi kèm với khan hiếm tài nguyên.

6. Lời kết

Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về cộng đồng xanh. Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó dành cho bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại GREEN IN để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!
 

← Bài trước Bài sau →