Trong bối cảnh toàn cầu hoá, công dân toàn cầu trở thành xu hướng tất yếu và là khái niệm được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Tuy nhiên, lộ trình thực hiện hoá ước mơ này lại chẳng đơn giản khi công dân toàn cầu cần chuẩn bị kỹ lưỡng cả về kiến thức lẫn kỹ năng. Vậy khái niệm công dân toàn cầu là gì và điều kiện để trở thành một công dân toàn cầu sẽ như thế nào? Hãy cùng GREEN IN tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Công dân toàn cầu là gì?
Theo Liên Hiệp Quốc, công dân toàn cầu được hiểu là những cá nhân cũng như cộng đồng có hoạt động chính trị, xã hội, kinh tế và môi trường theo hướng toàn cầu trên phạm vi thế giới. Không phải là những cá nhân đơn độc có tác động đến xã hội biệt lập, các cá nhân mang danh “công dân toàn cầu” thường đóng vai trò là thành viên của các mạng lưới đa dạng, địa phương hoặc phi địa phương. Thúc đẩy vai trò của công dân toàn cầu trong bối cảnh phát triển bền vững sẽ giúp các cá nhân nâng cao trách nhiệm xã hội, hành động vì lợi ích chung chứ không chỉ riêng bản thân.
Xu hướng công dân toàn cầu đã phá vỡ mọi khái niệm, quy luật gò bó về lãnh thổ, biên giới, chính trị, quản lý nhà nước, văn hoá… Tại Việt Nam, khái niệm công dân toàn cầu tuy đã xuất hiện lần đầu vào thiên niên kỷ thứ ba nhưng vẫn chưa có bất cứ một định nghĩa chính thức và hoàn chỉnh nào.
2. Lịch sử hình thành cùng xu hướng thế hệ công dân toàn cầu
Nguồn gốc hình thành của công dân toàn cầu bắt đầu từ nhu cầu tìm kiếm nhân sự làm việc của các công ty đa quốc gia. Đặc trưng của những doanh nghiệp này chính là có nhiều văn phòng đại diện, chi nhánh, cơ sở sản xuất… trải dài khắp các lục địa. Đội ngũ nhân sự hàng quản lý của các doanh nghiệp này chính là nền tảng để hình thành những công dân toàn cầu.
3. Lợi ích khi trở thành công dân toàn cầu
Không phải ngẫu nhiên mà công dân toàn cầu trở thành xu hướng toàn thế giới. Việc bạn trở thành một công dân toàn cầu sẽ nhận được những lợi ích tuyệt vời sau:
- Tiếp xúc với nhiều nền văn hoá độc đáo trên toàn thế giới.
- Làm việc tại công ty đa quốc gia nổi tiếng, mang lại nguồn thu nhập khổng lồ.
- Di chuyển tự do tại nhiều quốc gia khác nhau.
- Học tập được nhiều thứ tiếng trên thế giới.
- Được tiếp nhận nền y tế và giáo dục chất lượng, hàng đầu trên thế giới.
4. Những đóng góp của công dân toàn cầu
Nếu không đề cập đến vấn đề chính trị thì các công dân toàn cầu có thể mang đến vô vàn lợi ích cho nhân loại nhờ khối lượng kiến thức, kinh nghiệm khổng lồ mà họ đã tích lũy được trong quá trình sinh sống và làm việc tại nhiều quốc gia và nền văn hoá khác nhau.
Chẳng hạn như một doanh nhân đã từng làm việc tại nhiều quốc gia khác nhau có thể tận dụng những kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân về thị trường, sản phẩm, nhân lực và nguồn tài nguyên của những quốc gia đó để cải thiện kinh doanh của công ty mình. Mặt khác, một công dân toàn cầu có thể kết hợp những nét tinh hoa của nhiều nền văn hoá khác nhau để tạo nên những công trình kiến trúc, tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao, mang đến giá trị đóng góp cho xã hội và nhân loại.
Trên thế giới, Ngày Công dân Toàn cầu (World Citizen Day) được tổ chức vào ngày xuân phân mỗi năm (thường vào ngày 19, 20 hoặc 21 tháng 3) với mục đích tôn vinh tinh thần công dân toàn cầu.
5. Những kỹ năng để trở thành công dân toàn cầu
Để hiện thực hoá ước mơ trở thành công dân toàn cầu, các bạn cần đáp ứng những tiêu chí sau:
- Tự tin và cởi mở: Trong thời đại hội nhập quốc tế, giao lưu giữa các nền văn hoá trên thế giới, sự tự tin cùng thái độ cởi mở sẽ đóng vai trò là chìa khoá giúp bạn mở ra nhiều cơ hội khác nhau.
- Kỹ năng ngoại ngữ: Để tự tin giao tiếp và mở rộng mạng lưới bạn bè quốc tế, một nền tảng ngoại ngữ vững chắc là điều không thể thiếu.
- Nhập gia tùy tục: Trở thành công dân toàn cầu đồng nghĩa với việc bạn sẽ đến và trải nghiệm nhiều nền văn hóa khác nhau. Mỗi vùng đất đều có phong tục và lối sống riêng, nên khả năng linh hoạt, thích ứng với những môi trường mới là một yếu tố then chốt.
- Tinh thần khám phá và trải nghiệm: Tính cách năng động, sáng tạo và niềm yêu thích khám phá sẽ giúp bạn tích lũy những kinh nghiệm đa dạng, mở rộng tầm nhìn của bản thân.
- Thân thiện và hòa nhập: Để trở thành công dân toàn cầu, hòa nhập với dòng chảy của thời đại là điều cần thiết. Sự giao thoa giữa các công dân từ nhiều nền văn hóa khác nhau giúp tạo nên tiếng nói chung, đóng góp vào sự phát triển của cả thế hệ.
6. Lời kết
Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về khái niệm công dân toàn cầu. Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó dành cho bạn cũng như góp phần bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại GREEN IN để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!