Blog

Mục tiêu phát triển bền vững: “Kim chỉ nam” hướng đến tương lai bền vững

Mục tiêu phát triển bền vững: “Kim chỉ nam” hướng đến tương lai bền vững

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên, và bất bình đẳng gia tăng, phát triển bền vững trở thành kim chỉ nam để xây dựng một thế giới tốt đẹp. Vào tháng 9/2015, Liên Hợp Quốc đã thông qua Chương trình Nghị sự 2030 gồm 17 mục tiêu phát triển bền vững mục đích nhằm chấm dứt đói nghèo, xây dựng một hành tinh xanh và đảm bảo tương lai cho thế hệ sau này. Việt Nam cũng đang ngày một nỗ lực để thực hiện những mục tiêu này và đạt được nhiều thành tựu. Hãy cùng GREEN IN tìm hiểu về mục tiêu phát triển bền vững qua bài viết dưới đây nhé!

1. Mục tiêu phát triển bền vững là gì?

Sustainable Development Goals (SDG) được hiểu là những mục tiêu phát triển bền vững hay thực chất đó là lời kêu gọi từ phía Liên Hợp Quốc (LHQ) tới mọi quốc gia nhằm giải quyết các thách thức lớn nhất mà toàn nhân loại đang đối mặt, từ đó hướng tới một tương lai tốt đẹp và bền vững hơn cho nhân loại vào năm 2030. 

Danh sách mục tiêu bao gồm 17 mục tiêu cùng 169 chỉ tiêu, tập trung vào các vấn đề quan trọng nhằm định hướng cho các quốc gia, chính quyền, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đâu mới là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm, đồng thời bằng cách thức nào mới có thể xoá đói giảm nghèo, đảm bảo giảm thiểu những tác động tiêu cực của con người lên môi trường sống và xây dựng một cộng đồng công bằng, văn minh. 

Ngày 10/5/2017, tại Việt Nam, Thủ tướng Chính Phủ đã tiến hành phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia nhằm thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, với 17 mục tiêu lớn và 115 mục tiêu cụ thể. Tiếp theo, vào ngày 04/6/2019, Quyết định số 681/QĐ-TTg được ban hành, đặt ra lộ trình rõ ràng cho các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Mới đây, vào ngày 25/9/2020, Nghị quyết 136/NQ-CP về phát triển bền vững cũng đã được công bố, nhấn mạnh cam kết của Việt Nam trong việc xây dựng một tương lai bền vững.

mục tiêu phát triển bền vững

2. Nội dung 17 mục tiêu phát triển bền vững SDGs

Mục tiêuNội dung
Mục tiêu 1. Xoá nghèo (No Poverty)Chấm dứt mọi sự đói nghèo trên toàn thế giới.
Mục tiêu 2. Không còn nạn đói (Zero Hunger)Xóa đói, đảm bảo an toàn thực phẩm, cải thiện chất lượng dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp vững bền.
Mục tiêu 3. Sức khỏe và có cuộc sống tốt (Good Health and Well-being)Đảm bảo tất cả mọi người đều có thể hưởng một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc. 
Mục tiêu 4. Giáo dục có chất lượng (Quality Education)Xây dựng nền giáo dục công bằng, chất lượng. Mọi người đều có cơ hội được cắp sách đến trường để học tập. 
Mục tiêu 5. Bình đẳng giới (Gender Equality)Có được sự bình đẳng giới trên toàn thế giới và trao quyền và tạo cơ hội cho mọi phụ nữ, bé gái.
Mục tiêu 6. Nước sạch và vệ sinh (Clean Water and Sanitation)Mọi người đều có cơ hội được tiếp cận nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường.
Mục tiêu 7. Năng lượng sạch với giá thành hợp lý (Affordable and Clean Energy)Cung cấp năng lượng với giá thành phải căng, hiện đại, bền vững cho tất cả mọi người. 
Mục tiêu 8. Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế (Decent Work and Economic Growth)Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế ổn định, toàn diện; tạo ra cơ hội việc làm phù hợp và điều kiện làm việc tốt cho mọi người.
Mục tiêu 9. Công nghiệp, sáng tạo và phát triển hạ tầng (Industry, Innovation and Infrastructure)Phát triển hạ tầng bền vững, thúc đẩy công nghiệp hóa và đổi mới sáng tạo, đảm bảo tính bao trùm.
Mục tiêu 10. Giảm bất bình đẳng (Reduced Inequalities)Thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng trong xã hội và giữa các quốc gia.
Mục tiêu 11. Các thành phố và cộng đồng bền vững (Sustainable Cities and Communities)Xây dựng các khu đô thị và cộng đồng an toàn, thân thiện với môi trường và đáp ứng mọi tiện ích cho mọi người.
Mục tiêu 12. Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm (Responsible Consumption and Production)Thúc đẩy các phương thức tiêu dùng và sản xuất hợp lý và bền vững.
Mục tiêu 13. Hành động về khí hậu (Climate Action)Đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu qua các hành động khẩn cấp.
Mục tiêu 14: Môi trường dưới nước (Life below water)Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững
Mục tiêu 15. Tài nguyên và môi trường trên đất liền (Life on Land)Bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái đất liền, quản lý rừng bền vững, chống suy thoái đất, bảo vệ đa dạng sinh học.
Mục tiêu 16. Hòa bình, công lý và các thể chế mạnh mẽ (Peace, Justice and Strong Institutions)Xây dựng xã hội hòa bình và công bằng, đảm bảo tiếp cận công lý cho tất cả mọi người, và thiết lập các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm.
Mục tiêu 17. Quan hệ đối tác vì các mục tiêu (Partnerships for the Goals)Tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

3. Lịch sử hình thành của mục tiêu phát triển bền vững

Vào năm 1972 tại thành phố Stockholm của Thuỵ Điển, Hội nghị Liên Hợp Quốc với chủ đều môi trường và con người đã được diễn ra. Thời gian tổ chức hội nghị Stockholm này bắt đầu từ 5/6/1972 và kết thúc vào ngày 16/6/1972. Đây là hội nghị đầu tiên được Liên Hợp Quốc tổ chức tập trung vào chủ đề xoay quanh những vấn đề môi trường quốc tế. 

Vào tháng 12 năm 1983, Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED), còn được gọi là Ủy ban Brundtland, đã được thành lập nhằm tạo sự đoàn kết giữa các quốc gia trong việc theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững.

Tiếp theo đó, vào năm 1992, Chương trình Nghị sự 21 đã được thông qua dưới sự chứng kiến của 179 quốc gia tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Môi trường và Phát triển. Đây là khung tiêu chuẩn toàn diện nhằm hình thành nền tảng cho quá trình xây dựng các chương trình hành động hướng tới phát triển bền vững trong thế kỷ XXI.

Các mục tiêu hướng với xã hội và môi trường được nêu trong Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và Chương trình Nghị sự 21 tiếp tục được thảo luận, bổ sung và hoàn thiện tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển Bền vững diễn ra năm 2002 ở Johannesburg, Nam Phi.

Hội nghị Cấp cao Liên Hợp Quốc về Phát triển Bền vững (Rio+20) đã được diễn ra vào tháng 6/2012 với mục đích tập trung thảo luận về việc cải thiện khuôn khổ thể chế để hỗ trợ quá trình phát triển bền vững và thúc đẩy nền kinh tế xanh.

Từ tháng 9/2013, các quốc gia đã bắt đầu quá trình xây dựng Chương trình Nghị sự Phát triển của Liên Hợp Quốc cho giai đoạn sau năm 2015, bao gồm bộ 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững. Đến ngày 25/9/2015, Chương trình Nghị sự 2030, với 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững đã được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hợp Quốc với sự tham gia của 193 quốc gia thành viên. Chương trình Nghị sự 2030 đặt ra một chính sách bao quát, toàn diện với mục tiêu hoàn thành những gì còn dang dở trong các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và Chương trình Nghị sự 21, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.

4. Tầm quan trọng của 17 mục tiêu phát triển bền vững

Tầm quan trọng của 17 mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hiện nay là điều không thể phủ nhận. Không chỉ đơn giản là một kế hoạch hoạt động, mục tiêu phát triển bền vững còn được coi như một chiến lược có tầm nhìn, đặt ra những mục tiêu chung cho toàn nhân loại trong quá trình khắc phục những vấn đề cấp bách mà chúng ta đang phải đối mặt. 

vai trò của mục tiêu phát triển bền vững

Đầu tiên, mục tiêu phát triển bền vững chú trọng vào việc khắc phục những vấn đề quan trọng nhất như biến đổi khí hậu, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo quyền lợi công dân cũng như mang đến sự bình đẳng cho xã hội. 17 mục tiêu phát triển bền vững không chỉ đóng vai trò là một phương tiện giúp ích trong quá trình đo lường sự phát triển mà còn là động lực trong quá trình kêu gọi sự cam kết, hợp tác của các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân. 

5. Thực trang thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững trên toàn cầu

Cho đến giữa chặng đường tiến với năm 2030, Báo cáo tiến độ thực hiện 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc năm 2023 cho thấy nhiều thách thức lớn. Trong số 140 mục tiêu được đánh giá, khoảng 50% tiêu chí lệch khỏi quỹ đạo mong muốn, trong đó hơn 30% không có tiến triển hoặc thậm chí tệ hơn, tụt lùi dưới mức cơ bản năm 2015. 

Đặc biệt, các mục tiêu quan trọng như hành động vì khí hậu (SDG 13), bình đẳng giới (SDG 5), và hòa bình, công lý (SDG 16) vẫn gặp nhiều khó khăn. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách cần tăng cường nỗ lực và cải cách mạnh mẽ trong quản trị tài chính toàn cầu để đưa tiến trình phát triển trở lại đúng hướng. Liên Hợp Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác đa phương và sự đổi mới trong dữ liệu nhằm thúc đẩy tiến bộ cho chặng đường còn lại.

6. Lời kết

Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về mục tiêu phát triển bền vững. Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó dành cho các bạn cũng như góp phần vào quá trình bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại GREEN IN để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!
 

 
← Bài trước Bài sau →